Người bị nhiễm HIV không được làm việc gì?

>>> Tham khảo bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

Những người bị nhiễm HIV cần được biết rằng người bị nhiễm HIV không được làm việc gì? và được làm những việc gì? 

Người bị nhiễm HIV không được làm việc gì
Ngành nghề nào người nhiễm HIV không được làm

Người bị nhiễm HIV không được làm việc gì?

Rất nhiều người bị nhiễm HIV lo ngại về cơ hội làm việc của mình, thậm chí một số còn lầm tưởng bi quan rằng bản thân sẽ không làm được việc gì sau khi biết mình bị nhiễm HIV.

Tuy nhiên, để biết rõ người bị nhiễm HIV không được làm việc gì? và làm được những gì việc gì? Chúng ta cần nên tìm hiểu về một số điều luật liên quan mà Nhà nước ta đã quy định. 

Xét theo Điều 20 Nghị định 108/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định về những ngành nghề phải thực hiện xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng, bao gồm:

  • Thành viên tổ lái theo quy định tại Điều 72 của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam;
  • Nghề đặc biệt thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng

Như vậy, quy định trên đồng nghĩa với việc, những người bị nhiễm HIV sẽ không được làm việc thuộc hai lĩnh vực trên.

Ngoại trừ những quy định được nêu rõ tại Điều 20 Nghị định 108/2007/NĐ-CP, những người bị nhiễm HIV vẫn có quyền được làm việc bình đẳng như mọi công dân khác trong xã hội. 

Đây là quyền lao động đối với người bị nhiễm HIV được quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 4 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS. 

Ngăn ngừa phân biệt đối xử với HIV trong môi trường làm việc

Để ngăn ngừa nạn phân biệt đối xử với những người bị HIV trong môi trường làm việc, chính phủ đã đề ra quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đối với người sử dụng lao động. 

Theo đó, người sử dụng lao động cần có trách nhiệm:

  • Tổ chức tuyên truyền, giáo dục các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV trong cơ quan, đơn vị mình;
  • Bố trí công việc phù hợp với sức khỏe và trình độ chuyên môn của người lao động nhiễm HIV;
  • Tạo điều kiện cho người lao động tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS;
  • Các trách nhiệm khác về phòng, chống HIV theo quy định của pháp luật. 
Người bị nhiễm HIV làm được việc gì
Không phân biệt đối xử với người lao động nhiễm HIV

Tại khoản 2 Điều 14 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS quy định người sử dụng lao động không được có các hành vi dưới đây đối với người lao động:

  • Chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;
  • Ép buộc người lao động còn đủ sức khỏe chuyển công việc mà họ đang đảm nhiệm vì lý do người lao động nhiễm HIV;
  • Từ chối nâng lương, đề bạt hoặc không bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;
  • Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với người dự tuyển lao động, từ chối tuyển dụng vì lý do người dự tuyển lao động nhiễm HIV, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này.

Biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV nghề nghiệp

Lây truyền HIV nghề nghiệp là rất hiếm. Nguy cơ lây truyền thường đến từ thương tích do kim đâm là dưới 1% và nguy cơ liên quan đến việc bắn chất lỏng hoặc máu vào cơ thể là cực kỳ thấp, đến gần bằng 0. 

Tuy nhiên, các công ty nên tuân thủ các biện pháp phòng ngừa an toàn để ngăn ngừa phơi nhiễm HIV tại nơi làm việc. 

Bằng việc đưa ra các văn bản và các buổi đào tạo về quy trình kiểm soát lây nhiễm HIV, thúc đẩy việc thực hành an toàn để ngăn ngừa thương tích từ các vật sắc nhọn. 

Phòng ngừa lây nhiễm HIV
Ngăn ngừa các thương tích trong môi trường làm việc

Đồng thời, hướng dẫn nhân viên báo cáo ngay lập tức về bất kỳ trường hợp phơi nhiễm với HIV. 

Dưới đây là một số các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV tại nơi làm việc, bao gồm:

  • Rửa tay sau khi tiếp xúc với máu, dịch cơ thể bị nhiễm máu và các vật dụng dính máu để làm giảm nguy cơ bị lây nhiễm HIV. 
  • Sử dụng đồ bảo hộ như găng tay, kính bảo hộ, áo choàng và khẩu trang khi tiếp xúc với máu hoặc các chất dịch bị nhiễm máu. 
  • Sử dụng bơm kim tiêm dùng một lần. 
  • Khử trùng bề mặt làm việc và thiết bị bằng dung dịch natri hypoclorit
  • Phân loại rác thải thông thường và chất thải nguy hại. 

Kết Luận

Bài viết trên đây đã giúp cho đối tượng bị nhiễm HIV hiểu rõ hơn về lĩnh vực liên quan đến người bị nhiễm HIV không được làm việc gì và quyền lao động đối với người bị nhiễm HIV.

Đồng thời, cung cấp đến cho người sử dụng lao động các thông tin về trách nhiệm sử dụng lao động đang bị nhiễm HIV cũng như các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV tại nơi làm việc.

Mong rằng, ở đất nước ta cũng như trên toàn thế giới sẽ xóa tan hết nạn phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV để giúp cho họ được sống hòa hợp, bình yên trong một cộng đồng đầy vị tha và thấu hiểu!