Có mấy Giai Đoạn diễn biến tự nhiên của nhiễm HIV?

>>> Tham khảo bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

HIV là căn bệnh thế kỷ mà cho đến hiện nay vẫn khiến tất cả các quốc gia trên thế giới bó tay vì chưa tìm được phương pháp điều trị khỏi. Người phát hiện nhiễm HIV được ví như đang đeo một án “tử hình” trên người. Thực tế thì khi nhiễm HIV người bệnh sẽ không đến giai đoạn cuối ngay mà còn trải qua một quá trình diễn biến, phát triển. Tuỳ từng giai đoạn phát hiện bệnh mà các bác sĩ, chuyên gia sẽ tư vấn hướng điều trị sao cho phù hợp. Vậy có mấy giai đoạn diễn biến tự nhiên của nhiễm HIV? Cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây:

HIV và những điều bạn cần biết

HIV được coi là đại dịch trên toàn cầu. Nó còn được biết đến với tên gọi khác là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải hoặc bệnh cơ hội đặt theo đúng đặc điểm bệnh lý. Người mắc bệnh do nhiễm phải virus HIV (viết tắt của Human Immunodeficiency Virus) thuộc họ Retroviridae. Virus này có vật chất di truyền là RNA một sợi dương có áo ngoài. Khi virus này có cơ hội và xâm nhập được vào trong cơ thể sẽ nhân lên một cách nhanh chóng. Chúng tấn công vào hệ miễn dịch của con người bao gồm các tế bào lympho T và đại thực bào. Vì vậy mà làm cho hệ miễn dịch của chúng ta trở nên suy yếu. Các virus, vi khuẩn khác thừa cơ đó xâm nhập vào gây bệnh, điều trị vô cùng khó khăn.

Ca bệnh HIV đầu tiên được phát hiện tại Mỹ, sau đó các sinh phẩm xét nghiệm trở nên phổ biến hơn thì người ta thấy HIV đã xuất hiện trên toàn cầu. Theo thống kê thì đến cuối năm 2010 đã có ít nhất 33,3 triệu người trên thế giới mắc HIV còn sống và hơn 30 triệu người tử vong vì AIDS. Mỗi ngày trung bình có thêm 14.000 người mắc mới trong đó chiếm 95% là ở các nước nghèo. Châu Phi là nơi có tỷ lệ mắc cao nhất thế giới, tiếp đến là châu Á. Tháng 6/1995 tổ chức UNAIDS được thành lập dựa trên 6 tổ chức là WHO, UNDP, UNESCO, UNFPA, UNICEF và Wold Bank để điều phối công tác phòng chống AIDS.

Không có ổ dịch HIV trong tự nhiên, nguồn lây duy nhất của căn bệnh này là con người. Có ba con đường lây bệnh chủ yếu gồm có:

  • Lây truyền qua đường máu: Máu cùng các chế phẩm của nó là nguyên nhân lây truyền HIV từ người này sang người khác phổ biến nhất. Các cách lây chủ yếu là dùng chung bơm kim tiêm hay dụng cụ y tế có dính máu của người nhiễm HIV; dùng chung dao cạo râu, dụng cụ xăm trổ, kim châm cứu; vết thương hở tiếp xúc với máu người bị HIV.
  • Lây truyền qua đường tình dục: Quan hệ tình dục không an toàn với người bị HIV.
  • Lây từ mẹ sang con qua: nhau thai trong quá tình mang thai; lây qua nước ối, dịch âm đạo hoặc máu người mẹ tiếp xúc với niêm mạc hay vết thương của trẻ; bú sữa mẹ. Nhiều trường hợp mẹ bị HIV nhưng con vẫn âm tính.
Virus HIV tấn công vào hệ miễn dịch của cơ thể làm hệ miễn dịch suy giảm, cuối cùng là bị vô hiệu hoá
Virus HIV tấn công vào hệ miễn dịch của cơ thể làm hệ miễn dịch suy giảm, cuối cùng là bị vô hiệu hoá

4 Giai đoạn diễn biến tự nhiên của HIV

Bệnh HIV nguy hiểm nhất ở chỗ người bệnh dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng cơ hội, kể cả các bệnh cảm cúm, nhiễm trùng nhẹ nhất cũng dễ tiến triển nặng dẫn đến tử vong do hệ miễn dịch bị suy yếu hoàn toàn. Tuỳ từng giai đoạn khác nhau mà hệ miễn dịch có mức độ tổn thương khá nhau. Bạn có biết có mấy giai đoạn diễn biến tự nhiên của nhiễm HIV không?

Có tất cả 4 giai đoạn của HIV đó là:

  • Giai đoạn HIV tiên phát (còn gọi là giai đoạn phơi nhiễm)
  • Giai đoạn tiềm tàng
  • Giai đoạn HIV có triệu chứng
  • AIDS (Giai đoạn cuối)

Giai đoạn phơi nhiễm

Giai đoạn này được biết đến với nhiều tên gọi như giai đoạn phơi nhiễm, giai đoạn của sổ, hay giai đoạn tiên phát. Sau khi cơ thể tiếp xúc với tác nhân gây bệnh thông qua các hình thức lây nhiễm đã được nói ở trên thì virus HIV sẽ xâm nhập vào và bắt đầu nhân lên. Giai đoạn này các triệu chứng không quá đặc trưng, chỉ với các biểu hiện đơn giản như viêm, sưng. Không phải ai cũng gặp tình trạng này, một số người thì không có. Xét nghiệm thời điểm này cũng không xác định được đã nhiễm bệnh hay chưa.

Khoảng 2-4 tuần kể từ sau khi nhiễm bệnh người bệnh có các triệu chứng tương tự như bệnh cảm cúm như sốt nhẹ 37,5-38,5 độ C, đâu đầu, đau nhức cơ, sưng hạch vùng cổ, bẹn… Và tất nhiên cũng có thể có người không bị như vậy. Trong lúc này người bệnh sẽ thấy mệt mỏi, đau cơ khớp, buồn nôn, tiêu chảy là phản ứng của hệ miễn dịch. Ít gặp hơn là giảm cân không rõ nguyên nhân, bị nấm, tưa miệng, nhiễm trùng hay rối loạn kinh nguyệt…

Giai đoạn phơi nhiễm HIV bắt đầu khi cơ thể tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh
Giai đoạn phơi nhiễm HIV bắt đầu khi cơ thể tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh, kéo dài khoảng 2-4 tuần

Giai đoạn không triệu chứng

Cái tên cũng cho ta biết đặc trưng của giai đoạn này, bệnh không gây bất cứ một triệu chứng hay dấu hiệu cảnh báo bên ngoài nào cả. Có thể nhìn người bệnh bên ngoài khoẻ mạnh như vậy nhưng thực chất bên trong mầm bệnh đang phát triển mạnh mẽ và tấn công vào hệ miễn dịch của họ. Nếu người bệnh không xét nghiệm máu thì không cách nào biết mình đang mắc bệnh.

Giai đoạn không triệu chứng này ở người HIV có thể kéo dài vài năm (trung bình từ 8-10 năm). Nếu người bệnh phát hiện sớm và thực hiện điều trị tích cực thì có thể trì hoãn bệnh tiến triển trong vài thập kỷ. Các loại thuốc chuyên sâu sẽ kìm hãm virus tấn công cơ thể. Còn không thời gian này với người không dùng thuốc kéo dài 10 năm, có thể dài hơn và tiến triển nhanh hơn. Khi không biết mình mạng bệnh thì người bệnh chính là nguồn lây nhiễm cho cộng đồng bởi không có biện pháp ngăn truyền nhiễm.

Giai đoạn có triệu chứng

Nếu cứ để virus HIV phát triển một cách tự nhiên mà không kiểm soát thì tốc độ nhân lên của chúng trong cơ thể rất nhanh, hệ thống miễn dịch bị tổn thương tới mức nào đó thì cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Thời gian của giai đoạn này trung bình chỉ kéo dài 2 năm. Đến lúc này có dùng các thuốc ức chế virus thì cũng chỉ giúp kéo dài sự sống thêm một thời gian ngắn và không thể nào điều trị dứt điểm một cách hoàn toàn được.

Các triệu chứng thường gặp ở giai đoạn này có:

  • Giảm cân không rõ nguyên nhân nếu chưa có xét nghiệm.
  • Loét miệng, tưa lưỡi, phát ban sẩn ngứa, nhiễm khuẩn đường hô hấp.
  • Nổi hạch toàn thân có thể kèm theo sốt.
  • Hiện tượng tiêu chảy kéo dài trong khoảng 1 tháng.

Lúc này hệ miễn dịch bị tàn phá nặng nề, người bệnh hoàn toàn có thể tử vong vì các bệnh nhiễm trùng cơ hội như viêm phổi, viêm ruột, viêm màng não, ung thư hạch,…

Bởi vì HIV lè bệnh không có thuốc đặc trị nên việc điều trị hiện nay chỉ nhằm kéo dài sự sống . Bởi vậy mọi người cần biết được có mấy giai đoạn diễn biến tự nhiên của nhiễm HIV để có thể hỗ trợ tích cực trong việc tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho người bệnh.

Virus tấn công và phá huỷ hệ miễn dịch, các triệu chứng giai đoạn này rõ ràng hơn
Virus tấn công và phá huỷ hệ miễn dịch, các triệu chứng giai đoạn này rõ ràng hơn

AIDS – Giai đoạn cuối

AIDS chính là kết cục cuối cùng mà người nhiễm HIV không muốn phải đối mặt nhất, bởi lúc nào tiếng chuông tử thần đã điểm, sự sống chỉ có thể đếm từng ngày. Các biểu hiện lâm sàng ở giai đoạn này chủ yếu liên quan đến suy giảm miễn dịch. Toàn thân người bệnh nổi rất nhiều hạch kèm theo sốt, sốt kéo dài lên đến 1 tháng. Tiêu chảy và sút cân nhanh chóng cũng là biểu hiện rất dễ nhận biết. Do mất đi hàng rào bảo vệ quan trọng nhất nên các loại virus, vi khuẩn dễ dàng hơn trong việc xâm nhập. Giai đoạn này có các đặc điểm sau:

  • Xuất hiện nhiều năm sau khi bị nhiễm HIV
  • Hệ miễn dịch vô cùng mỏng manh, mất đi khả năng kháng nhiễm
  • Triệu chứng của bệnh thời điểm này sẽ phụ thuộc vào bệnh nhiễm trùng cơ hội đang mắc phải nên có thể nói là khá đa dạng.

Việc điều trị vẫn diễn ra ở giai đoạn cuối này nhưng chủ yếu chỉ là kháng virus và điều trị bệnh nhiễm trùng cơ hội. Bệnh vẫn có thể lây cho người khác.

HIV/AIDS giai đoạn cuối, đếm từng ngày sống
HIV/AIDS giai đoạn cuối, đếm từng ngày sống

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bệnh HIV

Tất nhiên trong quá trình diễn biến của bệnh không phải người nào cũng giông nhau. Bởi họ chịu các tác động khác nhau của các yếu tố làm tăng tốc độ hay giảm tốc độ tiến triển của bệnh. Cụ thể các yếu tố đó là:

Yếu tố tăng tốc độ tiến triển của bệnh:

  • Tuổi tác cao
  • Dinh dưỡng thiếu cân đối do chế độ ăn uống
  • Mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, ví dụ như Lao
  • Tải lượng virus cao
  • Tiêm chích ma tuý

Yếu tố làm giảm tốc độ tiến triển của bệnh:

  • Sử dụng thuốc kháng virus
  • Dự phòng nhiễm trùng cơ hội bằng cotrimoxazole

Xét nghiện HIV lúc nào cho kết quả chính xác nhất

Cho những ai chưa biết thì khi vừa tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh đi xét nghiệm ngay cũng không cho kết quả bạn đã nhiễm HIV chưa. Việc này được giải thích là do virus chưa nhân lên đủ số lượng ngưỡng phát hiện bệnh. Trong tuần đầu tiên sau khi mắc bệnh virus bắt đầu nhân lên. Sau đó nó lan ra khắp cơ thể, người ta có thể tìm thấy virus trong dịch não tuỷ trước cả khi tìm thấy nó ở trong máu.

Tuần thứ 3 đến thứ 6 thì nhiễm trùng bắt đầu giảm, có đến 95% người không có bất cứ triệu chứng gì và vẫn nghĩ mình khoẻ mạnh. Các triệu chứng tương đối nhẹ. Xét nghiệm vào giai đoạn này chưa thể cho ra được kết quả có độ chính xác cao. Thời điểm xét nghiệm chính xác nhất thường vào tháng thứ 2-3. Có 95% người bệnh xét nghiệm phát hiện HIV tìm ra bệnh không dưới 5 tháng sau phơi nhiễm. Nhiều người còn cần đến cả năm. Có hai cấp bậc xét nghiệm HIV hiện nay.

  • Cấp bậc 1 là test nhanh. Thường thì phải thực hiện ít nhất 2 lần để đảm bảo không bị sai lệch do kỹ thuật viên hay do dụng cụ gây ra.
  • Cấp bậc 2: Là xét nghiệm chuyên sâu. Xét nghiệm này chỉ thực hiện khi xét nghiệm cấp 1 dường tình nhằm khẳng định chính xác tình trạng nhiễm trùng.

Nói tóm lại sau khi bị phơi nhiễm 2-3 tháng là thời điểm xét nghiệm tốt nhất cho ra kết quả chính xác cao. Nhưng điều này không có nghĩa là sau khi bị phơi nhiễm 2-3 tháng sau chúng ta mới đến viện xét nghiệm. Các bác sĩ, chuyên gia khuyên rằng người bị phơi nhiễm HIV cần đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và hướng dẫn. Theo đó họ cần phải uống thuốc dự phòng kháng virus sau 2-6 tiếng tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây. Không nên uống muộn hơn 72 giờ.

Xét nghiệm HIV cho kết quả có độ chính xác cao nhất vào khoảng tháng thứ 2-3
Xét nghiệm HIV cho kết quả có độ chính xác cao nhất vào khoảng tháng thứ 2-3

>>>Xem thêm

Phòng ngừa lây nhiễm HIV như thế nào

Phòng bệnh là yếu tố then chốt giúp cho tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng giảm xuống. Theo đó từ các cách thực lây truyền khác nhau chúng ta cũng có cách phòng bệnh phù hợp. Cụ thể là:

Phòng lây nhiễm HIV qua đường tình dục:

  • Không nên quan hệ tình dục với người mà mình chưa biết rõ về tiền sử và tình hình sức khoẻ của họ.
  • Chung thuỷ với bạn tình, thực hiện chế độ 1 vợ 1 chồng, tránh những mối quan hệ ngoài luồng.
  • Sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục với người mà mình không biết rõ lịch sử tình dục của họ. Ví dụ như dùng bao cao su.
  • Phát hiện sớm và chữa trị triệt để các bệnh lây truyền qua đường tình dục bởi những tổn thương do các bệnh này gây ra sẽ là cửa vào lý tưởng của HIV.

Phòng lây nhiễm HIV qua đường máu:

  • Chỉ dùng bơm kim tiêm 1 lần rồi bỏ đi, không sử dụng lại hoặc dùng chung với người khác.
  • Không tiêm chích ma tuý
  • Hạn chế việc tiêm chích thuốc khi không cần thiết
  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, kim xăm, khuyên tai, lưỡi dao cạo, đồ ngoáy tai (nhất là đi tiệm cắt tóc)…

Phòng lây nhiễm từ mẹ sang con:

  • Giảm số lượng mang thai ngoài ý muốn của phụ nữ bị HIV
  • Phụ nữ nhiễm HIV hoặc có chồng bị HIV cần đến cơ sở y tế để được tư vấn các biện pháp tránh lây nhiễm chéo hoặc lây cho con.
  • Phụ nữ HIV mang thai cần được khám thai và xét nghiệm HIV tự nguyện.
  • Nếu phụ nữ mang thai sẽ được tư vấn chăm sóc thai nghén, dùng thuốc kháng virus vào thời điểm thích hợp, sinh đẻ an toàn và chăm sóc con.
  • Trẻ mới sinh có mẹ bị nhiễm HIV sẽ được uống thuốc dự phòng HIV
  • Trẻ sẽ có chế độ chăm sóc đặc biệt

Có mấy giai đoạn diễn biến tự nhiên của nhiễm HIV đã được nêu rất rõ trong bài viết trên. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn có thêm được những kiến thức bổ ích về căn bệnh thế kỷ này. Từ đó biết cách tự bảo vệ bản thân phòng tránh lây nhiễm hoặc phát hiện sớm tình trạng bệnh để kịp thời điều trị.