HIV là gì? Triệu chứng – Nguyên nhân- Cách điều trị như thế nào?

>>> Tham khảo bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

HIV là một căn bệnh nhiễm trùng đã gây ra nhiều thách thức lớn đối với nhân loại. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu về HIV là gì? Các triệu chứng, nguyên nhân, con đường lây truyền cũng như phương pháp điều trị, cách dự phòng tốt nhất cho người bị nhiễm HIV.

HIV là gì
HIV là một loại virus gây suy giảm miễn dịch ở người

HIV là gì?

HIV là viết tắt của Human Immunodeficiency Virus. Đó là một loại virus gây suy giảm miễn dịch ở người bằng cách phá vỡ một số tế bào nhất định trong hệ thống miễn dịch, cụ thể là các tế bào bạch cầu được gọi là CD4. 

HIV phá hủy tế bào CD4 này, làm suy yếu khả năng miễn dịch của một người chống lại các bệnh nhiễm trùng cơ hội, chẳng hạn như bệnh lao và nhiễm nấm, nhiễm trùng do vi khuẩn nặng và một số bệnh ung thư. 

Vì HIV tự chèn vào ADN của tế bào, do vậy một khi ai đó bị nhiễm HIV thì họ sẽ phải sống chung với nó suốt đời. 

Hiện tại vẫn chưa có loại thuốc nào loại trừ được HIV ra khỏi cơ thể, mặc dù nhiều nhà khoa học đang nghiên cứu để tìm ra loại thuốc này. 

Tuy nhiên, với sự chăm sóc y tế thích hợp, HIV có thể được kiểm soát. Một người nhiễm HIV được điều trị HIV hiệu quả vẫn có thể sống lâu, sống khỏe mạnh và bảo vệ được bạn tình của mình.

Nếu không được điều trị, người nhiễm HIV có khả năng tiến triển thành một tình trạng nghiêm trọng được gọi là Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). 

Tại thời điểm đó, hệ thống miễn dịch của cơ thể đã quá yếu để có thể chống lại các bệnh, sự nhiễm trùng và tình trạng khác. 

Triệu chứng của HIV

Các triệu chứng của HIV là khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn nhiễm trùng:

Nhiễm trùng nguyên phát (HIV cấp tính)

Một số người bị nhiễm HIV phát bệnh giống như cúm trong vòng hai đến bốn tuần sau khi virus xâm nhập vào cơ thể. Đây được gọi là nhiễm HIV nguyên phát (cấp tính) và giai đoạn này có thể kéo dài trong vài tuần. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể xảy ra bao gồm:

  • Sốt
  • Đau đầu
  • Đau cơ và đau khớp
  • Phát ban
  • Đau họng và đau miệng
  • Sưng các tuyến bạch huyết, chủ yếu ở cổ
  • Bị tiêu chảy
  • Sút cân
  • Ho, đổ mồ hôi đêm. 
triệu chứng của hiv
Các triệu chứng của người bị nhiễm HIV

Những triệu chứng này có thể nhẹ đến mức thậm chí bạn không nhận thấy chúng. Tuy nhiên, lúc này lượng virus trong máu của bạn (tải lượng virus) là khá cao. 

Kết quả là, quá trình lây nhiễm ở giai đoạn này là rất cao và dễ dàng lây lan hơn so với những giai đoạn tiếp theo. 

Nhiễm trùng tiềm ẩn trên lâm sàng (HIV mãn tính)

Sau khoảng tháng đầu tiên, HIV bước vào giai đoạn tiềm ẩn về mặt lâm sàng. Giai đoạn này có thể kéo dài từ vài năm đến vài chục năm. 

Một số người không có bất kỳ triệu chứng nào trong thời gian này, trong khi những người khác có thể có các triệu chứng tối thiểu hoặc không đặc hiệu (triệu chứng không đặc hiệu là triệu chứng không liên quan đến một bệnh hoặc một tình trạng cụ thể).

Các triệu chứng không đặc hiệu này có thể bao gồm:

  • Nhức đầu và các cơn đau nhức khác
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Sốt tái phát
  • Mệt mỏi, đổ mồ hôi đêm
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Sút cân
  • Viêm phổi
  • Viêm da
  • Nhiễm trùng miệng hoặc nấm âm đạo. 

Cũng như giai đoạn đầu, HIV vẫn có thể lây truyền cho người khác trong thời gian này ngay cả khi không có triệu chứng. 

Các triệu chứng HIV ở giai đoạn này có thể xuất hiện và biến mất, hoặc chúng có thể tiến triển nhanh chóng. Sự tiến triển này về cơ bản có thể được làm chậm lại khi điều trị. 

Nhiễm HIV có triệu chứng

Khi virus tiếp tục sinh sôi và phá hủy các tế bào miễn dịch của cơ thể – các tế bào giúp chống lại vi trùng. Lúc này, cơ thể bạn có thể phát triển các bệnh nhiễm trùng nhẹ hoặc các dấu hiệu và triệu chứng mãn tính như:

  • Sưng hạch bạch huyết – thường là một trong những dấu hiệu đầu tiên khi nhiễm HIV
  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Tiêu chảy
  • Sút cân
  • Nhiễm trùng miệng (tưa miệng)
  • Bệnh zona
  • Viêm phổi

Tiến triển thành AIDS

Hiện nay, việc điều trị HIV bằng phương pháp kháng virus đã mang lại kết quả khả quan khiến cho nhiều người nhiễm HIV không tiến triển thành AIDS. 

Tuy vậy, nếu không được điều trị, HIV thường chuyển thành AIDS trong khoảng 8 đến 10 năm. 

HIV và AIDS
HIV có thể tiến triển thành AIDS nếu không được điều trị

Khi AIDS xảy ra, hệ thống miễn dịch của bạn bị tổn thương nghiêm trọng. Bạn sẽ có nhiều khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội hoặc ung thư cơ hội – những bệnh thường không gây bệnh cho người có hệ miễn dịch khỏe mạnh. 

Các dấu hiệu và triệu chứng HIV khi đã tiến triển thành AIDS có thể bao gồm: Đổ mồ hôi, ớn lạnh, sốt phát ban, tiêu chảy mãn tính, sưng hạch bạch huyết, các đốm trắng dai dẳng hoặc các tổn thương bất thường trên lưỡi hoặc trong miệng, mệt mỏi dai dẳng không rõ nguyên nhân, sút cân, phát ban.

Nguyên nhân gây ra HIV

HIV là một biến thể của một loại virus có thể được truyền sang tinh tinh châu Phi. Các nhà khoa học nghi ngờ virus gây suy giảm miễn dịch simian (SIV) đã nhảy từ tinh tinh sang người khi người ăn thịt tinh tinh có chứa virus. 

Khi xâm nhập vào cơ thể con người, virus đã biến đổi thành HIV. Điều này có thể đã xảy ra rất lâu từ trước đây vào những năm 1920. 

HIV lây lan từ người này sang người khác trên khắp châu Phi trong vài thập kỷ. Cuối cùng, virus đã di chuyển đến các khu vực khác trên khắp thế giới. 

Các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện ra HIV trong một mẫu máu người vào năm 1959. 

Con đường lây truyền HIV

Một người bị nhiễm HIV khi có máu, tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo bị nhiễm xâm nhập vào cơ thể. Điều này xảy ra theo các con đường như:

  • Qua quan hệ tình dục: Bạn có thể bị nhiễm bệnh nếu quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc đường miệng với bạn tình bị nhiễm bệnh mà máu, tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo xâm nhập vào cơ thể bạn. Virus có thể xâm nhập vào cơ thể bạn qua vết loét ở miệng hoặc vết rách nhỏ xuất hiện ở trực tràng hoặc âm đạo khi sinh hoạt tình dục. 
  • Do dùng chung kim tiêm: Dùng chung dụng cụ tiêm chích ma túy qua đường tĩnh mạch khiến bạn có nguy cơ cao bị nhiễm HIV và các bệnh truyền nhiễm khác, chẳng hạn như viêm gan. 
  • Từ truyền máu: Trong một số trường hợp, virus HIV có thể lây truyền qua đường truyền máu. Điều này xảy ra khi việc sàng lọc nguồn cung cấp máu để tìm kháng thể HIV chưa được thực hiện nghiêm ngặt hoặc bệnh nhân tự ý truyền máu cho người khác khi chưa có sàng lọc. 
  • Trong thời kỳ mang thai, sinh nở hoặc cho con bú: Người mẹ bị nhiễm HIV có thể truyền virus sang cho con. Những bà mẹ bị nhiễm HIV được điều trị trong thời kỳ mang thai có thể giảm nguy cơ đáng kể trong việc lây truyền sang con của họ. 
Đường lây truyền HIV
Các con đường lây nhiễm HIV

Người bệnh và những người xung quanh cần nên biết HIV KHÔNG lây truyền qua:

  • Tiếp xúc da kề da
  • Ôm, bắt tay
  • Không khí hoặc nước
  • Chia sẻ thức ăn hoặc đồ uống
  • Nước bọt, nước mắt hoặc mồ hôi (trừ khi có lẫn máu của người nhiễm HIV)
  • Dùng chung toilet, khăn tắm hoặc bộ khăn trải giường
  • Muỗi hoặc côn trùng khác

Những xét nghiệm nào dùng để chẩn đoán HIV?

HIV có thể được chẩn đoán thông qua xét nghiệm máu hoặc nước bọt. Các xét nghiệm dùng để chẩn đoán HIV bao gồm:

Xét nghiệm kháng nguyên/ kháng thể

Các xét nghiệm này thường liên quan đến việc lấy máu từ tĩnh mạch. Kháng nguyên là những chất có trên chính virus HIV thường có thể phát hiện được – xét nghiệm dương tính. Xét nghiệm này có thể hiển thị kết quả tích cực thường trong 18 đến 45 ngày sau khi phơi nhiễm với HIV. 

Các kháng thể được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch của bạn khi nó tiếp xúc với HIV. Có thể mất vài tuần đến vài tháng mới có thể phát hiện ra kháng thể. 

Xét nghiệm kháng nguyên/ kháng thể kết hợp có thể mất từ hai đến sáu tuần để cho ra kết quả.

Xét nghiệm kháng thể

Mục đích của xét nghiệm này là tìm các kháng thể chống lại HIV trong máu hoặc nước bọt. Hầu hết các xét nghiệm nhanh HIV như kiểm tra HIV Oraquick hoặc xét nghiệm tự thực hiện tại nhà đều là xét nghiệm kháng thể. 

Xét nghiệm HIV
Các xét nghiệm chẩn đoán HIV

Các xét nghiệm kháng thể có thể cho kết quả dương tính từ 3 đến 12 tuần sau khi bạn phơi nhiễm với HIV.

Nếu ai đó nghi ngờ mình bị phơi nhiễm với HIV nhưng kết quả xét nghiệm tại nhà là âm tính, họ nên làm lại xét nghiệm sau 3 tháng hoặc có thể đến bệnh viện để xét nghiệm xác nhận. 

Thử nghiệm Axit Nucleic

Các xét nghiệm này nhằm tìm kiếm virus thực sự trong máu của bạn (tải lượng virus) bằng việc lấy máu tĩnh mạch.

Nếu bạn có thể đã tiếp xúc với HIV trong vài tuần qua, bác sĩ có thể đề nghị thử nghiệm axit nucleic.

Tùy vào triệu chứng và các yếu tố nguy cơ mà bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm phù hợp dành cho bạn để chẩn đoán HIV. Nếu có kết quả âm tính với bất kỳ xét nghiệm nào, bạn vẫn có thể cần xét nghiệm theo dõi vài tuần đến vài tháng sau đó để xác nhận kết quả. 

Giai đoạn cửa sổ HIV là gì?

Ngay sau khi ai đó bị nhiễm HIV, nó sẽ bắt đầu sản sinh trong cơ thể của họ. Hệ thống miễn dịch của người đó phản ứng với các kháng nguyên bằng cách tạo ra kháng thể. 

Khoảng thời gian từ khi phơi nhiễm với HIV đến khi có thể phát hiện được HIV trong máu được gọi là thời kỳ cửa sổ của HIV. 

Hầu hết mọi người xuất hiện các kháng thể HIV phát hiện được trong vòng 23 đến 90 ngày sau khi lây truyền. 

Nếu một người thực hiện xét nghiệm HIV trong thời kỳ cửa sổ, rất có khả năng họ sẽ nhận được kết quả âm tính. Tuy nhiên, họ vẫn có thể truyền virus cho người khác trong thời gian này. 

Chính vì vậy, nên làm lại xét nghiệm sau một vài tháng để xác nhận (thời gian tùy thuộc vào xét nghiệm được sử dụng).

Và trong thời gian này, họ cần sử dụng bao cao su hoặc các biện pháp phòng tránh khác để ngăn chặn khả năng lây lan HIV. 

Phương pháp điều trị HIV

Thuốc chữa HIV

Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có cách chữa khỏi HIV. Tuy nhiên, có nhiều loại thuốc có thể kiểm soát HIV và ngăn ngừa các biến chứng. 

Những loại thuốc này được gọi là liệu pháp kháng virus (ART). Tất cả mọi người được chẩn đoán nhiễm HIV nên được bắt đầu điều trị ARV, bất kể là đang ở giai đoạn nhiễm trùng hay biến chứng. 

Điều trị HIV
Thuốc kháng virus dùng trong điều trị HIV

ART thường là sự kết hợp của ba hoặc nhiều loại thuốc từ một số nhóm thuốc khác nhau. Chúng có tác dụng ngăn không cho HIV sinh sản và phá hủy các tế bào CD4, giúp hệ thống miễn dịch tạo ra phản ứng với nhiễm trùng.

Điều này giúp giảm nguy cơ phát triển các biến chứng liên quan đến HIV, cũng như việc lây truyền virus cho người khác.

Mỗi nhóm thuốc ngăn chặn virus theo những cách khác nhau, các nhóm thuốc đó bao gồm:

  • Chất ức chế men sao chép ngược nucleoside (NRTIs)
  • Thuốc ức chế men sao chép ngược không nucleoside (NNRTI)
  • Chất ức chế protease (PI)
  • Chất ức chế Integrase
  • Các chất ức chế xâm nhập hoặc dung hợp.

Bắt đầu và duy trì điều trị

Những người bị nhiễm HIV, bất kể số lượng tế bào CD4 hoặc các triệu chứng xảy ra theo mức độ nào thì cũng nên sử dụng thuốc kháng virus. 

Vẫn tiếp tục điều trị ARV nếu tải lượng virus không còn được phát hiện trong máu là cách tốt nhất để bạn sống khỏe mạnh. Điều này giúp cho:

  • Hệ thống miễn dịch của bạn được khỏe mạnh
  • Giảm nguy cơ bị nhiễm trùng
  • Giảm cơ hội phát triển bệnh HIV kháng điều trị
  • Giảm nguy cơ lây truyền cho người khác

Để phương pháp điều trị HIV ART có hiệu quả, điều quan trọng là bạn phải dùng thuốc theo đúng chỉ định, không bỏ sót hoặc bỏ qua bất kỳ liều nào. 

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ mà bệnh nhân HIV có thể gặp phải khi điều trị phương pháp ART bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy
  • Bệnh tim
  • Tổn thương gan và thận
  • Xương yếu hoặc mất xương
  • Mức cholesterol bất thường
  • Đường huyết cao
  • Các vấn đề về nhận thức và cảm xúc hoặc vấn đề về giấc ngủ. 

Đáp ứng điều trị

Bác sĩ sẽ theo dõi tải lượng virus và số lượng tế bào CD4 của người nhiễm HIV để xác định phản ứng của cơ thể với phương pháp điều trị HIV. Việc kiểm tra ban đầu sẽ diễn ra từ sau hai và bốn tuần và sau đó cứ ba đến sáu tháng một lần. 

Điều trị sẽ làm giảm tải lượng virus để nó không thể phát hiện được trong máu. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là HIV đã biến mất. Ngay cả khi không thể tìm thấy virus ở trong máu, HIV vẫn có thể tồn tại ở những nơi khác trong cơ thể, chẳng hạn như trong các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan nội tạng. 

Các biện pháp phòng chống lây nhiễm HIV

Mặc dù các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm một loại vắc xin phòng ngừa HIV, nhưng hiện tại trên thế giới vẫn chưa có vắc xin này. Tuy nhiên, một số các biện pháp dưới đây có thể giúp ngăn ngừa lây truyền HIV:

Quan hệ tình dục an toàn

Con đường lây truyền HIV phổ biến nhất là quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc âm đạo mà không dùng bao cao su hoặc các phương pháp ngăn ngừa khác.

Phòng tránh HIV
Quan hệ tình dục an toàn để phòng tránh lây nhiễm HIV

Chính vì thế, hãy quan hệ tình dục một cách an toàn bằng việc sử dụng bao cao su đúng cách và sử dụng chúng mỗi khi quan hệ tình dục, dù là giao hợp qua đường âm đạo hay hậu môn nếu nghi ngờ mình bị phơi nhiễm với HIV. 

Tránh dùng chung kim tiêm

HIV lây truyền qua đường máu và có thể bị lây nhiễm khi sử dụng chung các vật dụng có dính máu của người nhiễm HIV. 

Do đó, tránh dùng chung kim tiêm để chích hút ma túy hoặc tiếp xúc với đồ vật có máu của người nhiễm HIV. 

Tầm soát HIV trong thai kỳ

Nếu có thai, bạn nên xét nghiệm máu để kiểm tra xem mình có bị nhiễm HIV hay không trong quá trình sàng lọc trước khi sinh.

Nếu được điều trị, sẽ giảm được nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con. 

Xem xét phương pháp dự phòng sau phơi nhiễm (PEP)

Một người đã bị phơi nhiễm với HIV thì nên liên hệ đến trung tâm chăm sóc sức khỏe để được điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP)

PEP có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV. Phương pháp này bao gồm ba loại thuốc kháng virus trong 28 ngày. 

PEP nên được bắt đầu càng sớm càng tốt sau khi phơi nhiễm, nhưng trước 36 đến 72 giờ. 

Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP)

Một người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao nên nói chuyện với bác sĩ về phương pháp điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP). 

Phương pháp này là sự kết hợp của hai loại thuốc kháng virus,  nếu được thực hiện đều đặn có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV.

Phong cách sống và các biện pháp khắc phục HIV tại nhà

Song song với việc điều trị y tế, điều cần thiết là bạn phải có thiên hướng tích cực trong việc chăm sóc bản thân. Điều này có vai trò rất quan trọng trong việc giúp cho cơ thể bạn được khỏe mạnh và sống lâu hơn. 

Khắc phục HIV tại nhà
Luyện tập thể dục thể thao để nang cao hệ miễn dịch

Ăn thức ăn có lợi cho sức khỏe

Hãy đảm bảo rằng cơ thể của bạn được cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Trái cây và rau tươi, ngũ cốc nguyên hạt và protein sẽ cung cấp thêm năng lượng và giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn.

Tránh ăn các đồ ăn sống

Ngộ độc thực phẩm có thể sẽ trở nên nghiêm trọng ở những người bị nhiễm HIV. Chính vì thế, hãy đảm bảo rằng thực phẩm của bạn được nấu chín và tránh ăn các loại gỏi, sushi hoặc trứng sống, sữa chưa tiệt trùng, hải sản sống,…

Tiêm chủng 

Tiêm chủng đầy đủ sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng điển hình như viêm phổi và cúm. Bác sĩ cũng có thể khuyến cáo bạn nên tiêm các loại vắc xin như HPV, viêm gan A và viêm gan B. 

Chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần

Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, từ đó giúp cho hệ miễn dịch được nâng cao rất tốt cho người nhiễm HIV. 

Thiền định và Yoga là hai hoạt động được khuyến khích thực hiện nhằm đem đến nguồn năng lượng tích cực giúp tinh thần thư thái và có một thể chất khỏe mạnh cho người nhiễm HIV.