HIV được coi là căn bệnh thế kỷ, do sự xâm nhập của vi rút HIV (Human Immunodeficiency Virus) vào trong hệ miễn dịch của cơ thể người gây ra tình trạng suy giảm miễn dịch. Các biểu hiện của HIV rất phong phú nhưng âm thầm và khó nhận biết. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu các dấu hiệu nhiễm HIV sau một năm nhé!
Mục lục:
Bệnh HIV là gì?
HIV là một loại vi rút được ghi nhận lần đầu tiên vào những năm đầu của thế kỷ XX tại Trung Phi. Người ta ghi nhận có một bệnh lạ có liên quan đến vi rút đã lây lan từ tinh tinh sang người. Bệnh này đã tạo thành một đợt dịch trong khoảng những năm 1970. Năm 1981, người ta công nhận AIDS (Acquired Immune Deficiency Syndrome: Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) trên bệnh nhân nhiễm HIV giai đoạn cuối. Từ đó, HIV đã được coi là căn bệnh của thế kỷ XX và cho đến tận ngày nay, vẫn chưa có một phương pháp đặc trị nào dành cho căn bệnh này.
Hệ miễn dịch là tuyến phòng thủ của cơ thể trước mọi tác nhân xâm nhập từ bên ngoài, bao gồm cả vi khuẩn và vi rút. Vi rút HIV gây bệnh cho cơ thể bằng cách tấn công trực tiếp các đại thực bào và tế bào lympho T của hệ miễn dịch. Do đó, cơ thể gần như không thể chống lại sự xâm nhập của vi rút, cũng như sự suy yếu của hệ miễn dịch tạo điều kiện thuận lợi cho các tình trạng nhiễm trùng cơ hội khác. Trong giai đoạn cuối, bệnh nhân HIV thường mắc nhiều bệnh lý phối hợp kèm theo và nguyên nhân tử vong thường đến từ tình trạng nhiễm trùng cơ hội.
HIV lây lan qua những con đường nào?
Đường máu
Vi rút HIV xuất hiện nhiều trong máu. Do đó, HIV có thể lây truyền qua đường máu hoặc các chế phẩm của máu nhiễm HIV
HIV có thể lây lan qua đường máu bằng cách hình thức sau:
- Lây qua các dụng cụ xuyên qua da: Sử dụng chung kim tiêm (thường gặp ở người tiêm chích ma tuý), sử dụng chung kim xăm trổ, châm cứ, xăm lông mày, dao cạo râu, đôi khi có thể lây qua dụng cụ phẫu thuật không được sát trùng kỹ.
- Lây qua các đồ dùng dính máu của người nhiễm HIV: dùng chung bàn chải đánh răng.
- Lây qua tiếp xúc trực tiếp với máu của người bệnh tại vị trí có vết thương xây xát da, niêm mạc.
- Lây qua truyền máu hoặc các chế phẩm của máu, ghép mô tạng từ người nhiễm HIV.
Đường tình dục
Ngoài máu, vi rút HIV còn tồn tại trong dịch cơ thể, bao gồm cả dịch tiết sinh dục. Mọi loại hình thức quan hệ tình dục (dương vật – âm đạo, dương vật – miệng, dương vật – hậu môn) với người nhiễm HIV đều có nguy cơ lây nhiễm. Tuy nhiên, mức độ nguy cơ với mỗi hình thức có sự khác biệt.
Trong ba hình thức trên, nhóm có nguy cơ cao nhất là quan hệ qua đường hậu môn, sau đó là đường âm đạo, cuối cùng là đường miệng. Người nhận tinh dịch có nguy cơ nhiễm cao hơn.
Đường mẹ sang con
Có 3 hình thức của đường lây này:
- Trong lúc mang thai: vi rút HIV đi từ máu mẹ, đi qua hàng rào rau thai để vào máu thai nhi.
- Trong lúc sinh: vi rút HIV có trong nước ối, dịch tử cung và dịch âm đạo của người mẹ có thể lây nhiễm cho em bé lúc sinh.
- Trong thời kỳ cho bú: vi rút HIV tồn tại trong sữa mẹ hoặc từ các vết nứt núm vú có thể lây nhiễm cho trẻ, nhất là khi trẻ đang có các tổn thương ở niêm mạc miệng.
Những ai có thể mắc HIV?
Những người thuộc những nhóm dưới đây có nguy cơ cao lây nhiễm HIV:
- Người dùng chung đồ dùng cá nhân với người nhiễm HIV: dao cạo râu, kim tiêm, bàn chải đánh răng… hoặc tiếp xúc vết thương hở với máu hoặc vật dụng có dính máu của người nhiễm HIV.
- Người quan hệ tình dục với nhiều người hoặc bạn tình quan hệ tình dục với nhiều người, gái mại dâm, người quan hệ đường dương vật – hậu môn (thường thấy ở nhóm đồng tính nam)
- Trẻ em có mẹ nhiễm HIV.
Những biểu hiện đầu tiên của bệnh HIV là gì?
Trong khoảng 3 tháng đầu kể từ thời điểm phơi nhiễm, hầu như không có thay đổi nào. Các xét nghiệm trong khoảng thời gian này cũng có độ chính xác không cao. Nguyên nhân là vì lượng kháng thể tạo ra chưa đủ lớn để các xét nghiệm có thể phát hiện được.
>> Xem thêm:
Sau 3 tháng, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện những triệu chứng đầu tiên. Các biểu hiện thường thấy là sốt khoảng 38-40 độ C, mệt mỏi, đau nhức xương và cơ. Thi thoảng có thể đổ mồ hôi, thường là vào ban đêm, đôi khi có thêm tiêu chảy, phát ban, đau họng… Các triệu chứng này thường chỉ biểu hiệu trong một thời gian ngắn sau đó tự giới hạn. Các biểu hiện này được cho là do phản ứng của cơ thể trước sự xâm nhập của vi rút, gọi là giai đoạn cấp tính. Mặc dù các triệu chứng tương đối phong phú, tuy nhiên không hề đặc hiệu nên dễ khiến bệnh nhân lầm tưởng do cảm lạnh thông thường.
Các xét nghiệm từ tháng thứ 3 đã có độ tin cậy cao hơn. Do đó, nếu như cảm thấy bản thân có nhiều nguy cơ nhiễm HIV và có các biểu hiện trên, hãy thận trọng và xét nghiệm HIV tại cơ sở y tế gần nhất để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Dấu hiệu của việc nhiễm HIV sau một năm
Sau khoảng một năm, phần lớn bệnh nhân sẽ không còn các triệu chứng trên nữa, gọi là giai đoạn tiềm ẩn. Vi rút đã tấn công và làm suy yếu hệ miễn dịch. Lúc này, hệ miễn dịch không còn khả năng phản ứng để chống lại sự xâm nhập và lan rộng của vi rút.
Giai đoạn này thường kéo dài 5-6 năm. Trong giai đoạn này, nếu như không được phát hiện và can thiệp điều trị sớm, bệnh nhân sẽ nhanh chóng chuyển qua giai đoạn suy giảm miễn dịch (AIDS). Bệnh nhân bước vào giai đoạn này rồi sẽ có tiên lượng rất xấu, các phương pháp điều trị đều gần như không có tác dụng. Đồng thời, giai đoạn này cũng là giai đoạn bệnh nhân dễ dàng lây nhiễm cho người khác nhất.
Kết thúc giai đoạn này, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện nhiều triệu chứng của tình trạng suy giảm miễn dịch nghiêm trọng. Các dấu hiệu thường gặp:
- Nổi hạch toàn thân
- Sốt liên tục
- Mắc các bệnh lý ngoài da
- Sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân
- …
Như vậy, có thể thấy các biểu hiện của HIV sẽ rõ ràng hơn vào giai đoạn muộn. Trong khoảng thời gian 1 năm sau khi nhiễm, bệnh nhân sẽ hầu như không cảm nhận được sự thay đổi gì, dễ dẫn đến chủ quan và phát hiện được bệnh khi đã bước vào giai đoạn muộn.
Khi nào thì nên xét nghiệm HIV?
Trong trường hợp bạn là người có nguy cơ cao nhiễm HIV, hãy xét nghiệm càng sớm càng tốt ngay sau khi biết mình phơi nhiễm. Nếu kết quả lần đầu âm tính, hãy xét nghiệm lại ở các thời điểm 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng. Nếu sau 4 lần xét nghiệm đều cho kết quả âm tính, nhiều khả năng bạn không hề nhiễm HIV. Nếu có bất kỳ lần nào cho kết quả dương tính, bạn cần phải xin ý kiến từ bác sĩ ngay để có phương án điều trị thích hợp để tránh sự tiến triển của bệnh cũng như lây lan cho cộng đồng.
Trên đây là bài viết “Những dấu hiệu của nhiễm HIV sau một năm là gì?“. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn một cái nhìn đầy đủ hơn về HIV để có thể bảo vệ bản thân cũng như gia đình.