Khi bệnh nhân điều trị phác đồ bậc 1 mà có triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng về thất bại điều trị sẽ được chuyển đến 2 phòng khám ngoại trú bệnh viện Việt Tiệp, Kiến An để điều trị phác đồ bậc 2. Để tìm hiểu thực trạng vấn đề điều trị phác đồ bậc 2, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài :”Tình hình điều trị ARV phác đồ bậc 2 tại PKNT của TP Hải Phòng năm 2016″ với mục tiêu nghiên cứu:
1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ nhiễm HIV của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị phác đồ bậc 2 tại các phòng khám ngoại trú toàn thành phố.
2. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị phác đồ bậc 2 tại các phòng khám ngoại trú toàn thành phố.
Qua nghiên cứu 205 bệnh án bệnh nhân điều trị phác đồ bậc 2 tại phòng khám ngoại trú HIV/AIDS Hải Phòng năm 2016 , chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Mục lục:
Đặc điểm dịch tễ của đối tượngnghiên cứu :
– Gặp ở nam nhiều hơn nữ.
– Tập trung chủ yếu ở thành thị.
– Nhóm tuổi chủ yếu từ 30-39 tuổi.
– Ở nam chủ yếu lây qua đường tiêm chích ma túy, ở nữ chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn.
Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàngcủa đối tượng nghiên cứu
– Nhiều bệnh nhân điều trị phác đồ bậc 1 trong thời gian dài >5 năm gồm 59 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 31.7%, từ 1-5 năm chiếm 51.6% gồm 96 bệnh nhân, dưới 1 năm chiếm tỉ lệ ít nhất 16.7% gồm 31 bệnh nhân.
– Tình trạng đồng nhiễm viêm gan C khá cao gồm 52 bệnh nhân chiếm 25.4%. Trong mối quan hệ giữa tình trạng đồng nhiễm viêm gan với đường lây thì viêm gan C trong nhóm tiêm chích ma túy chiếm tỉ lệ cao nhất (23.4%), tiếp theo là nhiễm viêm gan C trong nhóm quan hệ tình dục không an toàn là 9.7%.
– Thái độ tuân thủ điều trị củabệnh nhân còn kém, tình trạng bệnh nhân bỏ thuốc chiếm tỉ lệ cao gồm 61 bệnhnhân (29.8%).
– Các bệnh lý tại thời điểm chuyển phác đồ bậc 2 phần lớn là hội chứng suy mòn.
– Số lượng tế bào CD4 dưới 100 chiếm hơn 1 nửa số bệnh nhân làm xét nghiệm (63.8%).
– Tải lượng vi rút trên 5000 chiếm 73.3% số bệnh nhân làm xét nghiệm.
– Thất bại lâm sàng,thất bại miễn dịch học, thất bại vi rút học là lí do chính chuyển phác đồ bậc 2 điều trị, tuy nhiên tác dụng phụ của ARV làm cho bệnh nhân phải chuyển phác đồ cũng chiếm tỉ lệ cao.
Điều trị dự phòng:
– Hầu hết số bệnh nhân được điều trị dự phòng cotrimoxazole (89.8%).
– Số bệnh nhân được điều trị dự phòng lao thấp (24.4%).
Kết quả điều trị phác đồ bậc 2:
– Về giai đoạn lâm sàng sau khi điều trị phác đồ bậc 2 được 12 tháng và 24 tháng tỉ lệ bệnh nhân ở giai đoạn lâm sàng 1 và 2 tăng và tỉ lệ bệnh nhân ở giai đoạn lâm sàng 3 và 4 giảm.
– Số lượng tế bào CD4 trên 500 sau 12 tháng và 24 tháng tăng lần lượt là 45.1% và 57.1%.