HIV là một hội chứng suy giảm miễn dịch ở con người do nhiễm phải virus HIV. Khi vào cơ thể, virus sẽ nhân lên một cách nhanh chóng và phá huỷ các tế bào miễn dịch như đại thực bào, thế bào lympho T… Trước đó người bệnh phải trải qua sự phơi nhiễm mới có nguy cơ bị bệnh. Vậy phơi nhiễm HIV là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây:
Mục lục:
Định nghĩa về Phơi nhiễm HIV
Theo Bộ Y tế thì định nghĩa của khái niệm Phơi nhiễm HIV chính là “thuật ngữ dùng để chỉ sự tiếp xúc niêm mạc hay da của người không bị bệnh với máu và mô hay các dịch tiết cơ thể của người khác có nguy cơ dẫn tới bị lây nhiễm HIV”.
Có thể kể đến các trường hợp phơi nhiễm HIV thường gặp như sau:
- Nhân viên y tế thực hiện các thủ thuật tiêm truyền hoặc lấy máu xét nghiệm thì bị dụng cụ sắc nhọn, cụ thể là kim đâm vào chảy máu.
- Các vết thương do dao mổ, dụng cụ sắc nhọn đâm, chọc vào gây ra tình trạng chảy máu.
- Các tổn thương ngoài da do ống đựng máu hay chất dịch của người bệnh đâm vào.
- Máu hoặc dịch của người nhiễm HIV bám vào vùng da tổn thương hay niêm mạc các vị trí mắt, mũi, miệng,…
- Dùng chung bơm kim tiêm với người có nguy cơ cao bị HIV. Không may đạp trúng bơm kim tiêm.
- Dùng chung các vật dụng có thể dính máu gây vết thương như bàn chải đánh răng, bấm móng tay, dao cạo dâu…
- Bị người khác dùng bơm kim tiêm đã qua sử dụng có chứa máu của người nhiễm HIV đâm vào. Hoặc những người đang làm nhiệm vụ là các chiến sĩ công an, bác sĩ… cấp cứu tai nạn giao thông, vây bắt tội phạm ma tuý, tội phạm tình dục…
- Quan hệ tình dục không an toàn với người bị nhiễm HIV.
- Mẹ bị HIV mang thai, khi sinh thường qua đường âm đạo hoặc lúc cho con bú.
Thực tế thì không phải trường hợp phơi nhiễm nào cũng sẽ chuyển thành nhiễm HIV. Giai đoạn kể từ khi bị phơi nhiễm cho đến lúc thật sự bị bệnh được gọi là giai đoạn cửa sổ. Nếu biết xử trí đúng cách sau khi phơi nhiễm sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh. Hơn nữa nó còn giúp bạn và người thân hạn chế được nguy cơ lây nhiễm HIV.
Phân loại phơi nhiễm HIV
Có thể phân loại phơi nhiễm HIV thành hai loại chính đó là:
- Phơi nhiễm nghề nghiệp: Đó là những người làm trong môi trường đặc thù như nhân viên y tế hoặc công an, quân đội. Với các nhân viên y tế phơi nhiễm xảy ra khi họ sơ sẩy bị kim đâm trúng trong quá trình khám chữa bệnh, tiêm truyền, xử lý vết thương, phẫu thuật do dao mổ hay dụng cụ sắc nhọn dính máu, dịch thể người bệnh gây tổn thương. Còn với nghề công an, quân đội thì phơi nhiễm xảy ra khi họ làm nhiệm vụ trấn áp các tội phạm liên quan đến ma tuý, tệ nạn xã hội…
- Phơi nhiễm ngoài cộng đồng: Phơi nhiễm xảy ra không liên quan đến các nghề nghiệp đặc thù kể trên. Theo đó các trường hợp phơi nhiễm ngoài cộng đồng thường thấy là quan hệ tình dục không dùng bao cao su hoặc bao bị rách, trường hợp bị cưỡng dâm không thể có biện pháp phòng ngừa, đối tượng nghiện hút dùng chung bơm kim tiêm; bị đâm phải vật nhọn hoặc kim ở khu vực có dính máu nhìn thấy được hoặc thậm chí là bị người nhiễm HIV cắn bị thương….
Các quy trình xử trí phơi nhiễm theo hướng dẫn của Bộ Y tế
Căn bệnh HIV cho đến hiện nay chưa có thuốc điều trị khỏi triệt để. Phơi nhiễm HIV là gì chúng ta đã biết. Hàng ngày ngoài xã hội có vô vàn người phơi nhiễm với HIV và có nguy cơ mắc bệnh. Nhưng thực tế đã chứng minh không phải ai phơi nhiễm với HIV cũng có thể chuyển thành bệnh. Chỉ cần được xử trí kịp thời sẽ có thể ngăn cản được việc này xảy ra.
Ở đây chúng ta cũng chia cụ thể cách xử trí theo hai loại phơi nhiễm đó là phơi nhiễm nghề nghiệp và phơi nhiễm cộng đồng.
Xử trí phơi nhiễm HIV do nghề nghiệp
Với người bị phơi nhiễm:
- Người bị phơi nhiễm cần nhanh chóng rửa về thương dưới vòi nước sạch. Nếu vết thương có đang chảy máu thì nên để máu chảy thêm một thời gian ngắn, tránh động tác nặn bóp vết thương. Sau đó thì rửa kỹ lại với xà phòng.
- Trong trường hợp phơi nhiễm qua niêm mạc mắt thì dùng nước cất hoặc nước muối 0,9% rửa liên tục trong vòng 5 phút.
- Phơi nhiễm qua niêm mạc mũi hoặc miệng thì ta cũng rửa mũi, xúc miệng bằng nước cất hay nước muối 0,9% nhiều lần.
- Tất cả các trường hợp khi phát hiện phơi nhiễm thì cần phải báo cáo với người phụ trách. Sau đó tiến hành lập biên bản trong đó nêu rõ thời gian, hoàn cảnh xảy ra phơi nhiễm. Tiếp đó thực hiện mời cơ sở y tế đến đánh giá vết thương, mức độ nguy hiểm của phơi nhiễm. Lấy chữ ký của người làm chứng và người phụ trách để nhận được các chế độ sau này nếu cần thiết.
- Dựa vào mức độ tổn thương da, độ sâu, có chảy máu hoặc không để đánh giá nguy cơ phơi nhiễm theo mức độ tổn thương và diện tích tiếp xúc làm cơ sở để xác định được nguy cơ cao hay thấp. Từ đó đưa ra quyết định có điều trị đặc hiệu phơi nhiễm này hay không.
Với nguồn phơi nhiễm các cơ quan chức năng sẽ có trách nhiệm thực hiện những điều sau:
- Xác định tình trạng của nguồn phơi nhiễm để xem xét nguồn phơi có bị nhiễm HIV hay không.
- Xác định trình trạng HIV của người bị phơi nhiễm thông qua tư vấn xét nghiệm HIV cho người bị phơi nhiễm ở trên.
Từ các vấn đề trên cán bộ y tế sẽ tư vấn cho người bị phơi nhiễm về các nguy cơ nhiễm HIV, các bệnh viêm gan B, viêm gan C, điều trị dự phòng bằng AVR…
Xử trí phơi nhiễm ngoài cộng đồng
Với các trường hợp phơi nhiễm HIV ngoài cộng đồng đến từ rất nhiều nghề nghiệp, có tính đa dạng cao, mức độ nguy cơ cũng khác nhau nhưng hầu hết phơi nhiễm là do gặp phải dụng cụ có dính máu, dịch thể của người bị HIV. Do vậy khi người bị phơi nhiễm HIV nhận thấy mình bị phơi nhiễm cần phải nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn về HIV/ AIDS để:
- Đánh giá về nguy cơ nhiễm HIV, phạm vi, tần suất và thời gian có nguy cơ phơi nhiễm; đánh giá khả năng nhiễm HIV của nguồn lấy.
- Được tư vấn xét nghiệm HIV.
- Thực hiện các xét nghiệm ban đầu về HIV, viêm gan B, viêm gan C; xét nghiệm đánh giá mang thai và có thể xét nghiệm HIV cho nguồn phơi nhiễm nếu có thể.
- Tiến hành điều trị dự phòng bằng thuốc AVR nếu cần thiết.
Đánh giá nguy cơ mắc HIV sau phơi nhiễm
Trong từng trường hợp khác nhau thì nguy cơ nhiễm HIV sau phơi nhiễm cũng sẽ thay đổi. Cụ thể là:
- Trong các đường lây thì truyền máu có nguy cơ cao nhất, tỷ lệ mắc bệnh lên đến 90% khi nhận máu từ người nhiễm HIV.
- Tiếp đến là đường truyền từ mẹ sang con. Khi không áp dụng bất cứ biện pháp an toàn nào trong cuộc chuyển dạ thì nguy cơ đứa trẻ nhiễm HIV lên đến 30-45%. Tỷ lệ này được thống kê bởi tổ chức y tế thế giới WHO. Còn khi áp dụng biện pháp đúng đắn thì tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 5% mà thôi.
- Đường truyền khi dùng chung bơm kim tiêm với người nhiễm HIV hoặc bị đam vào nguy cơ khá thấp, chỉ 1%. Nhưng nguy cơ này cũng tăng nếu lòng kim tiêm to, kim vừa mới dùng xong, lượng máu của nguồn phơi nhiễm còn trong nhiều.
- Lây truyền qua đường tình dục nguy cơ cũng dao động tuỳ theo thời gian, đối tượng và phương thức quan hệ. Cụ thể là: Quan hệ qua đường âm đạo thì nam có nguy cơ mắc cao hơn nữ. Quan hệ qua đường hậu môn thì người nhận nguy cơ mắc cao hơn. Còn quan hệ qua đường miệng – dương vật, miệng – âm đạo, miệng – hậu môn thì chưa có thống kê chính xác. Nhưng theo ý kiến của chuyên gia thì con đường quan hệ này tỷ lệ nhiễm thấp hơn các con đường ở trên. Nhưng nếu có vết thương chảy máu mà quan hệ với người hiễm HIV thì nguy cơ vẫn có; Với trường hợp người phơi nhiễm đang mắc thêm các bệnh thuộc nhóm lây truyền qua đường tình dục thì nguy cơ này sẽ tăng gấp 8 lần; Quan hệ với người đang trong giai đoạn cửa sổ thì nguy cơ mắc tăng lên 26 lần do tải lượng virus của họ lúc này đang rất cao. Việc dùng các biện pháp an toàn khi quan hệ như bao cao su có thể làm giảm nguy cơ lên đến 80%.
- Bị kim đâm nguy cơ khá thấp, từ 0,5-1%.
Các trường hợp nguy cơ thấp nhưng chúng ta cũng không nên quá chủ quan khi bị phơi nhiễm. Các chuyên gia của Tổ chức y tế thế giới WHO khuyến cáo rằng bất kể trường hợp nào nghi ngờ hoặc bị phơi nhiễm với HIV nên sử dụng thuốc dự phòng kháng virus HIV để đảm bảo giảm nguy cơ mắc bệnh đến mức thấp nhất.
>>>Xem thêm
- Virus HIV Sống Được Bao Lâu Ngoài Môi Trường?
- HIV Sống Được Bao Lâu
- Nổi hạch trong HIV bao lâu thì hết
Điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV bằng ARV
Phương pháp điều trị dự phòng duy nhất hiện nay đó là dùng thuốc kháng virus AVR. Với những trường hợp không có nguy cơ lây nhiễm thì không cần điều trị.
Điều trị AVR cần được tiến hành gay với người bị phơi nhiễm có nguy cơ lây nhiễm cao càng sớm càng tốt. Tốt nhất là sau 2-6 tiếng khi tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây. Và không nên điều trị muộn sau 72 tiếng. Thời gian điều trị như vậy sẽ kéo dài trong vòng 4 tuần. Phác đồ được lên theo chỉ định của bác sĩ, thường là ZDV + 3TC hoặc d4T + 3TC.
Thực tế hiện nay chỉ có các đối tượng bị phơi nhiễm khi đang làm nhiệm vụ chuyên môn mới được áp dụng điều trị dự phòng miễn phí. Còn lại phơi nhiễm ngoài cộng đồng thì các đối tượng đó không được cấp chế độ này. Tuy vậy họ có thể mua thuốc tại các hiệu thuốc theo chỉ định của bác sĩ và điều trị tại nhà.
Khi điều trị bằng ARV thì người bị phơi nhiễm cần theo dõi về các tác dụng phụ của thuốc thông qua các chỉ số như công thức máu, chỉ số men gan ALT/ SGPT lúc trươc và sau khi điều trị hai tuần, đường huyết. Định kỳ thực kiện xét nghiệm HIV sau một, ba và sáu tháng sau thời điểm bị phơi nhiễm. Trong lúc này người bị phơi nhiễm cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm cho người xung quanh. Sau 6 tháng khi cho kết quả âm tính thì người bị phơi nhiễm hoàn toàn có thể yên tâm rằng mình không bị nhiễm HIV.
Phơi nhiễm HIV là gì chắc hẳn quý độc giả đã nắm rất rõ thông qua những thông tin được chúng tôi cung cấp ở trên. HIV hiện vẫn đang là vấn đề vô cùng nan giải chưa có cách giải quyết trong xã hội hiện nay. Mỗi người hãy tự ý thức được trong cách tự bảo vệ bản thân trước các mối nguy cơ gây bệnh bên ngoài.