Xét nghiệm HIV hết bao nhiêu tiền?

>>> Tham khảo bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

Bạn có biết, khi nào cần xét nghiệm HIV? và xét nghiệm HIV hết bao nhiêu tiền?. Xét nghiệm HIV là vô cùng quan trọng để biết được liệu bạn có bị nhiễm HIV hay không.

Xét nghiệm HIV
Xét nghiệm HIV giúp bạn biết được mình có bị nhiễm HIV hay không?

Khi nào cần xét nghiệm HIV?

Nếu bạn nghĩ rằng bạn đã bị phơi nhiễm với HIV, điều quan trọng là phải đi xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt. 

Xét nghiệm là cách duy nhất để bạn biết chắc chắn rằng mình có bị nhiễm HIV hay không. 

Phơi nhiễm HIV thường xảy ra khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo hoặc hậu môn mà không sử dụng bao cao su hoặc bao cao su bị rách khi quan hệ. 

Bạn cũng có thể bị phơi nhiễm với HIV khi dùng chung kim tiêm hoặc các dụng cụ tiêm chích khác. 

Tiếp xúc với máu của người bị nhiễm HIV cũng có thể khiến cho bạn bị phơi nhiễm với HIV. 

Phụ nữ có thai cũng cần được xét nghiệm HIV, đây được xem là một trong những công tác chăm sóc thai nghén quan trọng. 

Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời HIV đối với phụ nữ mang thai có thể làm giảm đáng kể nguy cơ lây truyền sang con. 

Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình đã bị phơi nhiễm HIV, bạn vẫn nên làm xét nghiệm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác mỗi năm một lần, hoặc bất cứ khi nào bạn có quan hệ tình dục với một người bạn mới. 

Đối với những người thuộc nhóm có quan hệ đồng giới, nên làm xét nghiệm từ ba đến sáu tháng một lần. 

Các phương pháp xét nghiệm HIV hiện nay

Ngày nay, có rất nhiều phương pháp xét nghiệm HIV khác nhau nhằm phát hiện nhanh chóng và chính xác, đem lại sự thuận tiện tối đa dành cho người bệnh. 

Tùy thuộc vào triệu chứng bệnh hoặc giai đoạn nhiễm bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xét nghiệm HIV phù hợp nhất, bao gồm:

Xét nghiệm HIV gián tiếp

Đây là phương pháp xét nghiệm được áp dụng phổ biến. Xét nghiệm này nhằm tìm kiếm kháng nguyên và kháng thể của virus HIV có trong máu.

Các xét nghiệm HIV gián tiếp bao gồm xét nghiệm sàng lọc và xét nghiệm khẳng định. Kết quả chính xác sẽ có được sau khi thực hiện xét nghiệm khẳng định. 

Các xét nghiệm HIV
Xét nghiệm HIV bằng việc lấy máu tĩnh mạch

Các xét nghiệm sàng lọc bao gồm:

    • Xét nghiệm ELISA HIV: Phương pháp này giúp phát hiện kháng thể và kháng nguyên trong máu. Đây là kỹ thuật sinh hóa có độ đặc hiệu cao nên được sử dụng rất phổ biến hiện nay. 
    • Test nhanh: Đây là phương pháp sử dụng que nhúng miễn dịch để kiểm tra virus trong máu. Test nhanh mang lại kết quả nhanh chóng, thuận tiện và dễ thực hiện, nhưng tính đặc hiệu không cao và cần phải thực hiện các xét nghiệm khẳng định mới cho kết quả chính xác. 
    • Xét nghiệm miễn dịch tự động hóa phát quang hoặc điện hóa phát quang: Là kỹ thuật xét nghiệm HIV Combo Ag/Ab và HIV Combi PT chạy trên các hệ thống máy Architec và Roche. 
    • Kỹ thuật xét nghiệm ngưng đọng vi lượng

Sau khi xét nghiệm sàng lọc có kết quả, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện tiếp các xét nghiệm khẳng định để xác nhận chắc chắn kết quả nhận được là âm tính hay dương tính với HIV.

Các kỹ thuật xét nghiệm khẳng định bao gồm:

  • Xét nghiệm điện di WESTERN BLOT
  • Xét nghiệm nước tiểu hoặc nước bọt
  • Xét nghiệm miễn dịch thông qua huỳnh quang, phóng xạ hoặc dải băng. 

Xét nghiệm HIV trực tiếp

Các xét nghiệm trực tiếp bao gồm các kỹ thuật như:

  • Xét nghiệm tìm kháng nguyên virus: HIV tạo ra một kháng nguyên gọi là p24. Xét nghiệm máu có thể phát hiện ra trước khi các kháng thể chống lại virus phát triển.
  • Xét nghiệm HIV PCR: Xét nghiệm này tìm kiếm sự hiện diện ADN của virus. Kỹ thuật này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, thường được sử dụng trong xét nghiệm HIV ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

Xét nghiệm HIV hết bao nhiêu tiền?

Để biết được xét nghiệm HIV hết bao nhiêu tiền phải tùy thuộc vào các xét nghiệm mà bạn được chỉ định thực hiện. 

Mức giá của các kỹ thuật gián tiếp là rẻ hơn so với các xét nghiệm HIV trực tiếp tại các bệnh viện và trung tâm chăm sóc sức khỏe ở nước ta.

Hiện nay, giá thành đối với các xét nghiệm gián tiếp giao động trong khoảng từ 150.000 đồng đến 350.000 đồng. 

Các kỹ thuật xét nghiệm HIV trực tiếp đòi hỏi phải sử dụng các loại máy móc hiện đại, tính chuyên nghiệp cao, độ đặc hiệu và độ nhạy mà các phương pháp này mang lại cũng rất cao. 

Xét nghiệm HIV hết bao nhiêu tiền
Xét nghiệm HIV hết bao nhiêu tiền sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố

Điều này khiến cho chi phí khi xét nghiệm HIV trực tiếp cũng cao hơn, thường giao động vào khoảng từ 500.000 – 800.000 đồng đối với một lần xét nghiệm. 

Đặc biệt, đối với phương pháp xét nghiệm HIV PCR thì mức giá có thể lên tới 2.500.000 đồng. 

Chính vì xét nghiệm HIV PCR có mức phí khá cao nên thường ít được sử dụng phổ biến hơn so với các xét nghiệm gián tiếp. 

Xét nghiệm HIV PCR thường được chỉ định đối với những đối tượng có nguy cơ phơi nhiễm HIV cao nhằm phát hiện nhanh chóng để kịp thời điều trị sớm, hạn chế sự tăng lên của virus và ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm sang cho người khác. 

Tầm quan trọng của xét nghiệm HIV trong dự phòng lây nhiễm

Những người nhiễm HIV nhận thức được tình trạng của mình sẽ có cơ hội tiếp cận sớm hơn với phương pháp điều trị HIV (hay còn được gọi là liệu pháp kháng virus ART). 

Điều này sẽ giúp bạn được sống khỏe mạnh trong nhiều năm về sau và hạn chế khả năng bệnh tiến triển thành AIDS. 

Các nghiên cứu cho thấy rằng, những người bắt đầu điều trị càng sớm sau khi chẩn đoán, họ càng được hưởng lợi nhiều hơn từ ART. 

Điều trị bằng ART sẽ làm giảm lượng HIV trong máu, ngăn ngừa các bệnh tật liên quan đến HIV và giảm khả năng lây truyền sang người khác. 

Những người nhiễm HIV thực hiện điều trị theo chỉ định có thể giữ được tải lượng virus không phát hiện được (hoặc ở trong tình trạng ức chế virus) sẽ không có nguy cơ lây truyền HIV cho bạn tình đang âm tính với HIV. 

Những người được xét nghiệm và biết rằng họ không bị nhiễm HIV cũng có thể đưa ra các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV bằng việc quan hệ tình dục an toàn, không tiêm chích ma túy và chăm sóc sức khỏe để có thể bảo vệ họ khỏi HIV. 

Đối với những người có nguy cơ nhiễm HIV, họ có thể lựa chọn hướng điều trị dự phòng điều trị trước phơi nhiễm (PrEP) để ngăn ngừa HIV phát triển.