HIV được gọi là căn bệnh thế kỷ nguy hiểm bởi chúng có thể tấn công bất kỳ ai, làm suy yếu hệ miễn dịch của họ. Người bệnh không chết vì virus HIV mà chết vì các căn bệnh cơ hội thường gặp. Con đường lây truyền chủ yếu của HIV là đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con. Trong đó lây truyền qua đường tình dục chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Do sự thiếu hiểu biết và chủ quan của nhiều người, quan hệ không an toàn nên mới bị nhiễm bệnh. Nhưng cũng không phải dễ dàng quan hệ tình dục với người bị HIV là bị nhiễm ngay. Vậy tỷ lệ nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ không an toàn là bao nhiêu? Có chắc chắn bị hay không? Hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây:
Mục lục:
Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm HIV khi quan hệ tình dục 1 lần không an toàn
Có thể nói quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng lây nhiễm HIV qua đường tình dục và các bệnh xã hội khác. Nhưng để xác định là tỷ lệ lây nhiễm có cao hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nữa. Cụ thể là:
Đối tượng quan hệ không lành mạnh đó là ai
Theo đó nếu đối tượng đó thuộc một trong số những nhóm người dưới đây thì tỷ lệ nhiễm bệnh sẽ cao hơn so với thông thường:
- Người đã nhiễm HIV
- Người có nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh xã hội
- Người có lối sống sinh hoạt tình dục không lành mạnh
- Người quan hệ với nhiều đối tượng cùng lúc
- Đối tượng mại dâm
Nguy cơ sẽ cao dù chỉ là một lần duy nhất. Chính vì lý do này mà chương trình phòng chống HIV/ AIDS đề cao khẩu hiệu chung thuỷ một vợ một chồng.
Quan hệ không an toàn
Quan hệ tình dục không an toàn được định nghĩa là quan hệ không sử dụng các biện pháp phòng tránh nguy cơ lây nhiễm hoặc mang thai. Hành động này gây nguy hiểm cho chính bản thân mình và cả những người xung quanh. Các hành vi quan hệ không an toàn gồm có:
- Quan hệ không sử dụng bao cao su hay các biện pháp bảo vệ khác, đặc biệt là khi chưa có mong muốn có em bé.
- Quan hệ tình dục quá sớm trước độ tuổi hoàn thiện về cả nhận thức lẫn thể chất.
- Quan hệ tập thể cùng lúc với nhiều người.
- Có nhiều đối tượng quan hệ.
Khi quan hệ có gây tổn thương cơ quan sinh dục hay không
Chấn thương khi quan hệ tình dục không phải là điều hiếm gặp. Các vết thương này cũng có mức độ biểu hiện khác nhau từ nhẹ như sưng tấy, trầy xước nhẹ hay nặng nề hơn đó là rách âm đạo, rách hậu môn, gãy dương vật… Nguyên nhân đến từ sự chuẩn bị chưa kỹ càng, chất bôi trơn chưa đủ hoặc quan hệ quá mạnh bạo. Các tổn thương hở trong cơ quan sinh dục khiến cho khi quan hệ bị đau, ngoài ra còn là cơ hội cho virus HIV xâm nhập dễ dàng hơn vào cơ thể, tăng khả năng gây bệnh. Từ những vết thương này, virus vào máu và bắt đầu nhân lên, tấn công hệ miễn dịch.
Tải lượng virus của người bị HIV
Tải lượng virus là ố lượng virus có trong một đơn vị máu. Theo đó người có tải lượng virus cao thì nguy cơ truyền bệnh cho những người xung quanh cũng cao hơn. Ước tính tải lượng này mỗi lần tăng trên 10 log thì tỷ lệ lây nhiễm cũng tăng lên 3 lần. Nhất là trong giai đoạn cửa sổ là thời kỳ virus HIV nhân lên mạnh nhất nếu quan hệ không an toàn thì nguy cơ sẽ tăng lên đến 7 lần. Trong khi đó thời kỳ tiến triển của bệnh thì con số này là 6 lần.
Theo báo cáo của CDC Hoa Kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm HIV khi qua hệ tình dục không an toàn với người nhiễm bệnh cụ thể từng giới như sau:
- Nguy cơ lây từ nam sang nữ là 8/ 10.000
- Nguy cơ lây từ nữ sang nam là 4/ 10.000
Tỷ lệ nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ không an toàn
Tổng quan lại thì tỷ lệ nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ không an toàn là 0,03 – 1%. Chúng ta cứ lấy con số 1% làm dẫn chứng. Tức là trong 100 người quan hệ tình dục không an toàn qua một hình thức tình dục nhất định thì sẽ có 1 ca lây nhiễm xảy ra. Điều đó cũng không có nghĩa rằng bạn quan hệ tình dục 100 lần bị phơi nhiễm thì chắc chắn sẽ bị HIV. Như đã nói ở trên thì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nữa.
Nhìn con số thì có vẻ tỷ lệ vô cùng nhỏ. Nhưng tỷ lệ này sẽ cao hơn khi quan hệ có xuất hiện các vết trầy xước ở thành âm đạo hoặc tổn thương bề mặt dương vật do thô bạo. Bên cạnh đó tỷ lệ lây nhiễm cũng tăng khi không sử dụng biện pháp an toàn hay như việc quan hệ với người bị nhiễm HIV không điều trị bằng thuốc kháng virus cũng cao dù chỉ 1 lần.
Đánh giá nguy cơ nhiễm HIV của các hình thức quan hệ tình dục
Tình dục là bản năng của con người, nó đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ thể chất và tinh thần. Hơn thế nữa con người luôn luôn theo đuổi cảm giác kích thích đột đỉnh, sự thăng hoa trong mỗi cuộc yêu. Bởi vậy không chỉ có một mà có ngày càng nhiều các hình thức quan hệ khác nhau nhằm đạt được sự “lên đỉnh” và cảm xúc thoả mãn tốt đẹp nhất. Mỗi hình thức này lại có tỷ lệ lây nhiễm HIV khác nhau.
Quan hệ qua đường hậu môn
Hình thức này được đánh giá là có tỷ lệ lây nhiễm HIV cao nhất. Cụ thể cao hơn gấp 18 lần so với phương thức quan hệ truyền thống qua đường âm đạo, thường gặp nhất là trong quan hệ đồng tính nam. Trong hình thức này chia ra làm hai đối tượng. Người đưa cơ quan sinh dục vào hậu môn của đối tác gọi là “top”, người còn lại là “bot”. Khi giao hợp thì bot có nguy cơ lây nhiễm cao hơn top. Bởi vì cấu tạo niêm mạc của trực tràng khá mỏng manh, chỉ là một lớp tế bào biểu mô rất dễ bị tổn thương khi tác động với lực vừa phải. Còn ở top thì HIV xâm nhập qua đường niệu đạo hoặc do dài bao quy đầu chưa được cắt. Hay bất kì vết xước nào trên dương vật cũng là đường vào cho virus gây bệnh.
Quan hệ bằng đường âm đạo
Đây là phương thức quan hệ truyền thống được đánh giá có tỷ lệ truyền nhiễm ít hơn so với đường hậu môn. Nhưng nếu không dùng biện pháp an toàn thì tỷ lệ lây nhiễm vẫn khá cao. Khi HIV lây từ nam sang nữ thì con đường lây là virus chui qua các vết thương hở trên lớp tề bào ở bề mặt mỏng manh của âm đạo hoặc cổ tử cung. Con khi nữ lây sang nam thì dịch âm đạo hoặc máu người bệnh sẽ ngấm qua niệu đạo, dài bao quy đầu hoặc vết thương hở trên thân dương vật.
Quan hệ bằng miệng
Trong các hình thức quan hệ thì dùng miệng ít có nguy cơ nhất. Bởi vì về cơ bản HIV không thể lây truyền qua nước bọt nên so với quan hệ qua hậu môn hay quan hệ bằng đường âm đạo cách này được đánh giá là an toàn hơn.
Lây truyền HIV trong trường hợp này có thể là do:
- Truyền từ nam sang nữ: Nam giới bị HIV và xuất tinh vào miệng bạn tình trong khi giao hợp.
- Yếu tố làm tăng nguy cơ lây HIV là miệng lở loét, chảy máu chân răng, vết thương hở ở cơ quan sinh dục cùng các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác… Ngoài HIV thì còn nhiều bệnh có thể lây qua khi quan hệ bằng miệng như viêm gan, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm vi khuẩn…
Quan hệ với người bị nhiễm HIV sau bao lâu thì nhiễm bênh
HIV giai đoạn đầu rất khó phát hiện bởi các triệu chứng của nó không đặc trưng. Người bệnh sẽ rất khó để biết được mình nhiễm HIV khi nào. Thông thường khi phát hiện rồi bệnh đã ở những giai đoạn cuối. Bởi vậy để phát hiện sớm bệnh thì chúng ta cần nắm rõ các đặc điểm trong từng giai đoạn cũng như tiến triển của bệnh.
Giai đoạn then chốt để quyết định có bị hay không bị nhiễm HIV là giai đoạn ủ bệnh. Đó là lúc kể từ khi virus xâm nhập vào cơ thể và phát triển cho đến khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên. Người ta còn gọi nó là giai đoạn cửa sổ. Tuỳ theo tình trạng cơ địa khác nhau mà giai đoạn này sẽ tới nhanh hay chậm, thông thường là từ 1-3 tháng. Nhưng rồi các biểu hiện của bệnh cũng không quá đặc trưng, dễ nhầm nó với bệnh cảm cúm khiến nhiều người chủ quan và bỏ qua mất thời gian vàng này. Vì nếu phát hiện và sử dụng kịp thời thuốc dự phòng phơi nhiễm HIV thì sẽ giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm bệnh và ngăn ngừa lây nhiễm ra cộng đồng. Tóm lại ngay sau khi phát hiện bản thân bị phơi nhiễm HIV nguy cơ cao thì nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết cụ thể hơn.
Nên làm gì khi phát hiện mình bị phơi nhiễm với HIV
Mặc dù tỷ lệ nhiễm HIV sau khi phơi nhiễm qua đường tình dục không sử dụng biện pháp an toàn tương đối thấp nhưng không phải không có. Vậy nên nếu nghi ngờ bị phơi nhiễm bạn cần thực hiện những điều dưới đây:
- Trước hết nên cố gắng xác định tình trạng sức khoẻ của bạn tình. Nếu họ hoàn toàn khoẻ mạnh là điều tốt. Nhưng nếu họ bị HIV hoặc không xác định được thì chứng tỏ bản thân có nguy cơ phơi nhiễm.
- Cách duy nhất để xác định nhiễm HIV là xét nghiệm máu. Nhưng để có kết quả có độ chính xác cao thì thường phải sau 3-6 tháng mới có.
- Nếu nhận thấy khả năng phơi nhiễm cao thì chúng ta nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Phương pháp dự phòng phơi nhiễm duy nhất hiện nay đó là dùng thuốc kháng virus HIV ARV. Thời gian dùng thuốc tốt nhất là từ 2-6 tiếng sau phơi nhiễm và muộn nhất là 72 tiếng. Qua 3 ngày thì uống thuốc không có tác dụng. Sau khi uống thuốc thì người bị phơi nhiễm sẽ định kỳ xét nghiệm máu ở tháng thứ 3, 6, 9 đi xét nghiệm. Nếu kết quả dương tính thì cần được điều trị. Còn kết quả âm tính cả 3 lần có nghĩa là bạn không bị nhiễm HIV.
5 Suy nghĩ sai lầm khiến bạn có thể nhiễm HIV sau khi quan hệ tình dục
HIV là một đại dịch toàn cầu khiến cho các nước trên thế giới gặp phải nhiều khó khăn trong công tác phòng và điều trị bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng nhất là trong độ tuổi thanh thiếu niên. Nguy cơ đến từ việc có những nhận thức sai lầm trong vấn đề quan hệ tình dục, cụ thể là:
- Quan hệ với bạn tình là người quen thì an toàn: Có nhiều người với suy nghĩ khá ngây thơ rằng muốn tránh lây nhiễm HIV thì không quan hệ với người lạ (người hành nghề mại dâm…). Nhưng thực tế thì không ai chắc chắn được rằng bạn an toàn tuyệt đối ngay cả khi đối tác là vợ/ chồng của mình. Bởi vậy tình dục an toàn, sử dụng bao cao su mới là biện pháp phòng ngừa tốt nhất.
- Chỉ quan hệ qua đường âm đạo mới lây nhiễm: Mục trên chúng ta đã nói rất rõ ràng rằng bất cứ hình thức quan hệ tình dục nào cũng có nguy cơ lây nhiễm. Tỷ lệ này cao hay thấp còn phụ thuốc nhiều yếu tố khác như tần suất quan hệ, quan hệ với nhiều người, có vết thương hở ngoài da…
- Xuất tinh ngoài âm đạo sẽ không bị nhiễm HIV: Thực tế thì virus HIV tồn tại ở rất nhiều các loại dịch trong cơ thể gồm có máu, tinh dịch, dịch âm đạo… Nếu bạn không dùng bao khi trên cơ quan sinh dục có vết thương hở vẫn tạo điều kiện cho virus đi vào cơ thể.
- Chỉ có phụ nữ quan hệ tình dục mới bị HIV: Chỉ là tỷ lệ lây nhiễm HIV ở phụ nữ cao hơn so với nam giới mà thôi, không có nghĩa nam giới không bị. Việc tiếp xúc với dịch âm đạo hoặc quá trình quan hệ có tổn thương là điều kiện thuận lợi để HIV lây truyền.
- Uống thuốc dự phòng HIV có thể thoải mái quan hệ: KHÔNG. Quan niệm sai lầm này sẽ khiến con người phải trả giá đắt. Mặc dù dùng thuốc kháng virus có thể giảm nguy cơ nhiễm bệnh nhưng vẫn có một tỷ lệ nhất định người dùng bị nhiễm HIV sau khi quan hệ tình dục không an toàn. Đấy là chưa kể bạn không thể chắc chắn rằng ai cũng có thể sử dụng thuốc, và thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
>>>Xem thêm
Các biện pháp phòng ngừa lây truyền HIV qua đường tình dục
Tỷ lệ nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ không an toàn không quá cao, nếu bạn biết kết hợp thêm các biện pháp phòng ngừa thì hiệu quả mang lại sẽ càng tốt hơn. Các biện pháp phòng lây nhiễm HIV qua đường tình dục gồm có:
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, nhất là quan hệ bằng đường hậu môn và âm đạo. Không dùng loại bao cao su gây cảm giác lạ hoặc loại không vừa với bản thân. Không dùng 2 bao cùng lúc. Bảo quản bao cao su cẩn thận, tránh bị rách.
- Chung thuỷ một vợ một chồng.
- Định kỳ xét nghiệm HIV đối với các đối tượng có nguy cơ cao.
- Khi quan hệ tình dục tránh các hoạt động thô bạo gây tổn thương cho cơ quan sinh dục.
Tóm lại Tỷ lệ nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ không an toàn chỉ khoảng 0,03-1%, tỷ lệ không cao nhưng nó có thể tăng lên gấp nhiều lần nhờ các yếu tố thuận lợi. Bởi vậy mỗi người hãy có ý thức hơn trong việc phòng tránh lây nhiễm HIV cho bản thân và xã hội bằng các biện pháp thiết thực nhất.