Hoa cây cần sa có độc không? 3 chế phẩm từ Hoa cây Cần Sa

>>> Tham khảo bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

Cần sa được coi là một loại ma tuý, đây là một loài cây có tên khoa học là Cannabis Sativa. Hiện nay cần sa có thể được sử dụng bằng nhiều cách như hít, hút như thuốc lá, vape hay khuếch tán trong không khí với mục đích thoả mãn nhu cầu giải trí của người dùng.

Ngoài ra loài cây này còn mang lại một vài lợi ích trong lĩnh vực y tế. Trong đó, hoa cần sa là một dạng cần sa được sử dụng phổ biến. Hãy cùng tìm hiểu về những điều thú vị về hoa cây cần sa trong bài viết này nhé!

Hoa cây cần sa là gì?

Hoa cây cần sa được hiểu đơn giản phần bông hoa của cây cần sa, thường mọc ở phần ngọn cây. Hoa cần sa thường được bao phủ bởi Trichome (tiếng Hy Lạp: tóc) của cây cần sa cái, đây là các tế bào dạng sợi phát triển từ phần tế bào tận cùng của biểu bì hoa cần sa. Chỉ những cây cần sa cái mới cho ra hoa, độ “phê” và tính kích thích tình dục cũng cao hơn nhiều so với việc sử dụng cần sa đực. Do đó hoa cần sa được tìm kiếm nhiều hơn cũng như có giá cao hơn so với cần sa đực.

Các loại hoa cần sa

Sativa

Hoa cần sa Sativa thường hàm lượng Delta-9-tetrahydrocannabinol (viết tắt: THC) cao hơn các loại khác. Do đó, hoa cần sa Sativa gây kích thích tiết dapamine mạnh mẽ hơn, tạo cảm giác hưng phấn mạnh hơn và kích thích quan hệ tình dục nhiều hơn.

Hoa cần sa Sativa
Hoa cần sa Sativa

Indica

Hoa cần sa Indica chứa hàm lượng THC thấp hơn nên cho cảm giác thư thái hơn so với hoa cần sa Sativa. Hoa cần sa Indica giúp giảm cảm giác bồn chồn, khó chịu và được một số người dùng như một loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ.

Hoa cần sa Indica
Hoa cần sa Indica

Hỗn hợp

Một số người thích sự pha trộn giữa hai chất trên, nó vừa đem lại cảm giác kích thích nhưng cũng là cảm giác thư thái cho người dùng. Đây là lựa chọn dành cho một số người muốn có cảm giác thoải mái nhưng vẫn có được sự hưng phấn.

Mặc dù hoa cần sa đem lại một số lợi ích nhất định cho người dùng. Tuy nhiên cần nhớ rằng việc sử dụng cần sa vẫn có nhiều tác hại và bị cấm tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

>> Xem thêm:

Các dạng chế phẩm của hoa cần sa

Hoa rời

Hoa cây cần sa sa khi được thu hoạch được sấy khô và nghiền ra để có thể dễ dàng xử lý và tiêu thụ. Sau khi chế biến xong, người ta có thể hít trực tiếp, cuộn lại hút như thuốc lá hoặc có thể đưa vào trong thực phẩm.

Hoa cần sa dạng rời
Hoa cần sa dạng rời

Hoa dạng cuộn

Hoa cây cần sa dạng cuộn là dạng hoa cần sa đã được chế biến từ trước, sau đó được cuộn lại và đóng gói. Các sản phẩm hoa cần sa dạng cuộn này tiện lợi hơn khi sử dụng khi người dùng có thể sử dụng trực tiếp mà không cần chế biến lại. Hoa cần sa dạng cuộn có thể được pha trộn thêm với một số chất khác để tăng hương vị hoặc có hình dạng đẹp mắt hơn.

Hoa cần sa dạng cuộn
Hoa cần sa dạng cuộn

Những cách sử dụng của hoa cần sa phổ biến

Có nhiều cách để sử dụng hoa cần sa, dưới đây là ba cách sử dụng phổ biến nhất:

Dùng bằng cách hít

Người ta thường dùng thuốc lá điện tử, ống hít, bình hơi để đưa hoa cần sa nghiền vào, làm nóng và hít phần hơi bốc ra. Cách này cho tác dụng trong vài giây đến vài phút tuỳ đáp ứng của người dùng. Cách dùng này được sử dụng nhiều do dễ thực hiện và cho cảm giác kích thích tương đối nhanh. Tuy nhiên, cách hít có thể gây kích thích niêm mạc mũi, cũng như rất khó kiểm soát liều.

Dùng bằng cách hút

Hoa cần sa được đưa vào tẩu, cuộn thành điếu, đốt lên và hút vào trong phổi. Cách dùng này cũng cảm giác “phê” rất nhanh và thời gian kéo dài lâu. Tuy nhiên, có thể gây ra tình ra kích ứng lên phổi cũng như khó kiểm soát liều như cách hít.

Đưa vào thức ăn hoặc nước uống

Cách dùng này ít gây ra hiện tượng kích ứng cũng như rất đơn giản trong cách thực hiện, chỉ cần cho thẳng vào thức ăn hoặc thức uống. Tuy nhiên do thời gian bắt đầu có tác dụng rất lâu (từ 90 phút đến 4 giờ), bù lại thì thời gian duy trì tác dụng cũng lâu (có thể lên đến 8 giờ). Cách dùng này rất phổ biến tại Thái Lan – một quốc gia hợp pháp hoá việc sử dụng cần sa và dần trở thành một phần của nền ẩm thực quốc gia này.

Ngoài ra, còn một số cách sử dụng khác như hít tinh dầu cần sa hoặc thoa các loại kem thoa, mỡ sáp, dầu bôi có chứa cần sa trong thành phần.

Hoa cần sa có gây nghiện không?

Câu trả lời chắc chắn là có. Với sự tồn tại của THC trong thành phần, một chất gây kích thích thần kinh mạnh và có tính phụ thuộc cao, do đó cần sa được xếp vào nhóm ma tuý và có thể gây nghiện.

Những tác hại của cần sa mà bạn cần biết

Tác hại khi dùng liều thấp

Ở liều lượng nhỏ, hoa cần sa đã có thể gây ra nhiều tác hại xấu đến cơ thể, bao gồm:

  • Tăng nhịp tim bất thường
  • Đỏ mắt
  • Mất tập trung và kiềm chế
  • Giảm khả năng phối hợp động tác
  • Quên đi những việc xung quanh mình

Tác hại khi dùng liều cao

Khi sử dụng hoa cần sa ở liều cao, các tác hại trên nặng nề hơn, cũng như xuất hiện thêm nhiều tác dụng xấu khác đến sức khoẻ:

  • Ảo thanh
  • Ảo giác
  • Dị cảm
  • Bồn chồn
  • Bùng phát cảm xúc, có thể xa rời với thực tế
  • Lo âu hoặc sợ hãi không có lý do
  • Thay đổi cách suy nghĩ
  • Mất khả năng điều khiển bản thân
Cần sa gây nhiều tác hại lên sức khoẻ
Cần sa gây nhiều tác hại lên sức khoẻ

Tác hại khi sử dụng cần sa lâu dài

Việc lạm dụng cần sa trong một thời gian dài có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến cơ thể:

  • Giảm khả năng suy luận và phán đoán: Đây là một tác dụng rất điển hình và thường gặp của cần sa nói chung. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa Vương quốc Anh (BMJ) cho thấy người nghiện cần sa có nguy cơ gây tai nạn giao thông rất cao sau khoảng 3 giờ sau khi sử dụng cần sa. Điều này được lý giải do tác dụng làm giảm khả năng tập trung, suy luận và phán đoán khi điều khiển phương tiện dẫn đến các phán đoán sai gây ra tai nạn,
  • Suy giảm hệ miễn dịch: Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng cần sa có liên quan đến một tỷ lệ cao hơn của tình trạng suy giảm miễn dịch, khiến cho người sử dụng cần sa dễ mắc nhiều bệnh lý nhiễm trùng và ung thư.
  • Tăng nguy cơ mắc viêm phế quản, ung thư phổi và các bệnh lý đường hô hấp khác: Cần sa vào phổi dễ gây ra tình trạng kích ứng, gây viêm phổi và biến đổi cấu trúc các tế bào trong phổi, làm tăng nguy cơ ung thư.
  • Lười biếng, mất nghị lực: Người sử dụng cần sa, đặc biệt là người trẻ, thường có xu hướng lười biến hơn, cũng như mất động lực trong làm việc và học tập.
  • Ảnh hưởng đến khả năng tình dục và hệ nội tiết: Mặc dù việc sử dụng cần sa làm kích thích ham muốn tình dục trong ngắn hạn, tuy nhiên việc lạm dụng chất này lâu dài làm giảm ham muốn tình dục, giảm chất lượng tinh trùng và rối loạn kinh nguyệt.
  • Ung thư tinh hoàn: Một nghiên cứu công bố năm 2015 đã phân tích tổng hợp ba nghiên cứu từ trước đó đã chứng minh được sự liên quan giữa lạm dụng cần sa và ung thư tinh hoàn.
  • Các rối loạn hệ thần kinh: Cần sa có thể gây ra nhiều rối loạn thần kinh như ảo giác, ảo thính, dị cảm và có sự liên quan đến bệnh lý tâm thần phân liệt.
  • Ảnh hưởng chức năng não bộ: Những người sử dụng cần sa, đặc biệt là dưới 15 tuổi thường có chỉ số IQ thấp hơn những người khác.
  • Mất trí nhớ: Cần sa có thể gây giảm tập trung chú ý, giảm khả năng ghi nhớ và học hỏi.
  • Biến đổi gen: Một nghiên cứu tại Anh đã chứng minh rằng cần sa có thể gây ra một vài sai lệch trong hệ gen của cơ thể người.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng: Việc hút cần sa làm suy yếu miễn dịch vùng miệng, có thể làm tăng nguy cơ một vài bệnh lý vùng răng miệng.

Vừa rồi chúng ta vừa tìm hiểu về hoa cần sa cũng như các tác hại của nó. Hy vọng những thông tin vừa rồi hữu ích với bạn đọc để hiểu được thêm về loại chất kích thích này. Bạn đọc có thể khảo các bài viết khác có nội dung liên quan dưới đây.