Chủ đề của Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2017

>>> Tham khảo bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

Phụ lục 1. KHẨU HIỆU CỦA THÁNG HÀNH ĐỘNGQUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG AIDSNĂM 2017

1. Nhiệt liệt hưởngứng Ngày Thế giới phòng, chống AIDS 01/12/2017!

2. Xét nghiệm làcách duy nhất để biết tình trạng nhiễm HIV của bạn!

3. Xét nghiệm HIVsớm là để bảo vệ chính mình và người thân!

4. Biết sớm tìnhtrạng nhiễm HIV để được điều trị kịp thời!

5.  Người có hành vi nguy cơ cao cần xét nghiệmHIV 6 tháng/1 lần.

6. Phụ nữ mang thaicần xét nghiệm HIV sớmtrong 3 tháng đầu để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sangcon!

7. Hãy sử dụng baocao su để bảo vệ cho bạn và người thân!

8. Dùng riêng bơmkim tiêm sạch giúp phònglây nhiễm HIV!

9. Methadone – Liềuthuốc vàng cho người nghiện heroin!

10. Tiếp cận sớmcác dịch vụ điều trị HIV/AIDS là quyền lợi của người nhiễm HIV!

11. Tham gia bảohiểm y tế là cách tốt nhất để người nhiễm HIV được điều trị liên tục, suốt đời!

12. Điều trị ARVsớm giúp người nhiễm HIV sống khỏe mạnh và giảm lây nhiễm HIV cho người khác!

13. Chăm sóc, hỗtrợ người nhiễm HIV/AIDS là góp phần phòng, chống HIV/AIDS!

14. Không kỳ thị vàphân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS!

15. Phòng, chốngHIV/AIDS là bảo vệ chính bạn và gia đình bạn!

16. Nhiệt liệthưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2017!

Phụlục 2. CHỦ ĐỀ NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG, CHỐNG AIDS NĂM 2017

(Tài liệu giải thích chủ đề)

 

“Xét nghiệm HIV sớm – Hướng tới mục tiêu90-90-90 vào năm 2020”

Mục tiêu90-90-90

Tại hội nghị AIDS toàn cầu ở Australia tháng 7 năm2014, Liên Hợp quốc đã đưa ra các mục tiêu đến năm 2020 có 90% số người nhiễmHIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình; 90% người chẩn đoán nhiễm HIV đượcđiều trị ARV và 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi rút ởmức thấp để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV chongười khác. Ba mục tiêu này được gọi làMục tiêu 90 – 90 – 90 của Liên hợp quốc.

Các mục tiêu 90-90-90 là những dấu mốc quan trọng cótính chiến lược trong phòng, chống HIV/AIDS nói chung cũng như để có thể kếtthúc dịch HIV/AIDS vào năm 2030 bởi vì:

– 90% sốngười nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình: Nếu một người nhiễm HIV mà không biết mình nhiễmHIV thì có thể vô tình làm lây truyền HIV cho người thân và cho người kháctrong cộng đồng. Hơn nữa nếu chúng ta không biết được ai nhiễm HIV thì không thểtiếp cận và cung cấp được các dịch vụ dự phòng, điều trị và chăm sóc, hỗ trợ chohọ.

– 90% sốngười đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV: Việc điều trị sớm bằng thuốc ARV sẽ giúp cho người nhiễm HIV tiếp tụckéo dài cuộc sống khỏe mạnh, giảm các nhiễm trùng cơ hội. Hơn nữa, việc điều trịsớm bằng thuốc ARV và đúng sẽ làm giảm khả năng lây nhiễm HIV cho cộng đồng vàgiảm lây truyền HIV từ mẹ sang con. Như vậy điều trị ARV cũng là dự phòng lâynhiễm HIV.

– 90% sốngười được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi rút ở mức thấp để sống khỏemạnh và giảm nguy cơ lây truyền HIV sang người khác:Việc kiểm soát tải lượng vi rút HIV ở mức thấp dưới ngưỡng phát hiện làchỉ báo quan trọng liên quan đến chất lượng và tuân thủ điều trị bằng thuốckháng HIV. Tải lượng HIV ở mức thấp dưới ngưỡng phát hiện sẽ giúp người nhiễmHIV sống khỏe mạnh và giảm nguy cơ lây truyền HIV qua các con đường.

Như vậy, các mục tiêu này có liên quan mật thiết vớinhau. Từ tiếp cận với những người có hành vi nguy cơcao và bạn tình của họ đểtư vấn, dự phòng lây nhiễm HIV và tạo cơ hội cho họ tiếp cận các dịch vụ xétnghiệm HIV. Khi một người được chẩn đoán nhiễm HIV cần được kết nối với dịch vụđiều trị ARV và duy trì tốt việc tuân thủ điều trị. Nếu đạt được 3 mục tiêuquan trọng này thì chúng ta có thể phát hiện được hầu hết những người nhiễm HIVtrong cộng đồng; điều trị được hầu hết những người nhiễm HIV với kết quả điềutrị tốt, giảm tối đa khả năng lây nhiễm HIV cho người khác, người đã nhiễm HIVcó cuộc sống khỏe mạnh, từ đó có thể đạt được mục tiêu to lớn hơn là kết thúc đạidịch HIV/AIDS vào năm 2030.

Xét nghiệm HIV sớm để biết tình trạng nhiễm HIVchính là tiền đề để đạt được các mục tiêu 90-90-90 mà Việt Nam đang hướng tới.

Tại sao năm 2017,Việt Nam lạichọn chủ đề “Xét nghiệm HIV sớm – Hướng tớimục tiêu 90-90-90 vào năm 2020”?

Chỉ có xét nghiệm mới giúp một người biếttình trạng nhiễm HIV

Do thời kỳ ủ bệnh (nhiễm HIV không có triệu chứng)khi nhiễm HIV kéo dài nhiều năm nên người nhiễm HIV vẫn khỏe mạnh bình thường.Vì vậy nhìn bề ngoài không thể biết được một người có nhiễm HIV hay không. Chỉcó xét nghiệm mới biết một người có bị nhiễm HIV hay không.

Ngay cả khi ở giai đoạn nhiễm HIV có triệu chứng hoặcgiai đoạn AIDS thì các biểu hiện của bệnh AIDS vẫn không điển hình mà phụ thuộcvào triệu chứng của các bệnh nhiễm trùng cơ hội khác như viêm phổi, hoặc ỉa chảy,loét miệng v.v… nên người thầy thuốc cũng không thể khẳng định bệnh nhân nhiễmHIV nếu không làm xét nghiệm HIV.

Mặc dù chỉ có xét nghiệm mới biết một người có nhiễmHIV hay không nhưng vẫn còn nhiều người cho rằng nhìn bề ngoài có thể biết mộtngười nhiễm HIV. Đây là sự hiểu sai và có thể do trước đây khi truyền thông,người ta thường mô tả hình ảnh người nhiễm HIV ở giai đoạn suy giảm miễn dịch nặng(giai đoạn AIDS) gày gò, ốm yếu, da bọc xương.

Xét nghiệm giúp giải tỏa băn khoăn lo lắngcho người có hành vi nguy cơ

Xét nghiệm HIV sẽ giúp bạn giải quyết những lo lắngbăn khoăn về nhiễm HIV, đồng thời giúp một người biết cách dự phòng lây nhiễmHIV cho bản thân mình và người thân.

Khi kết quả xét nghiệm HIV là “âm tính” sẽ giải tỏađược những băn khoăn lo lắng về tình trạng nhiễm HIV của mình. Khi làm xét nghiệm,cán bộ tư vấn sẽ giúp bạn biết cách dự phòng lây nhiễm HIV.

Ngay cả trong trường hợp kết quả xét nghiệm là “dươngtính” (khẳng định bạn đã nhiễm HIV) thì điều đó cũng giúp bạn dự phòng lây nhiễmHIV cho người thân, có kế hoạch tốt hơn cho cuộc sống và tiếp cận điều trị cũngnhư các dịch vụ chăm sóc sức khỏe kịp thời.

 Biết tình trạng nhiễm HIV sớm để được chăm sócvà điều trị ARV kịp thời

Hiện nay vẫn có nhiều người cho rằng nhiễm HIV khôngcó thuốc điều trị khỏi do vậy không cần thiết phải đi xét nghiệm HIV và vì cóbiết cũng không giải quyết được gì. Nhưng hiểu như vậy là không đúng.

Mọi người cần biết về tình trạng nhiễm HIV của mìnhcàng sớm sẽ càng tốt, bởi vì:

– Biết sớm tình trạng nhiễm HIV sẽ giúp chủ động dựphòng lây nhiễm HIV cho vợ/chồng/bạn tình, người thân trong gia đình và nhữngngười khác. Khi bị nhiễm HIV, cán bộ y tế sẽ tư vấn và cung cấp các kiến thức,kỹ năng, phương tiện dự phòng lây nhiễm HIV. Rất nhiều trường hợp đáng tiếc dokhông biết tình trạng nhiễm HIV nên đã “vô tình” làm lây truyền HIV sang vợ, chồng,bạn tình, người thân trong gia đình và lây truyền HIV từ cha, mẹ sang con.

– Dù chưa có thuốc điều trị triệt để (khỏi hẳn) HIV,nhưng thuốc kháng vi rút (ARV) hiện nay đã giúp người nhiễm HIV kéo dài cuộc sốngkhỏe mạnh và giảm khả năng lây truyền HIV cho người khác. Càng phát hiện sớmnhiễm HIV, thì việc chăm sóc y tế, bao gồm cả điều trị bằng ARV sẽ càng được bắtđầu sớm, điều đó giúp người nhiễm HIV sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và an toàncho bản thân và mọi người xung quanh hơn.

– Các nghiên cứu khoa học gần đây khẳng định rằng,ngoài lợi ích giúp người nhiễm HIV khỏe mạnh, điều trị thuốc kháng vi rút sớmcó tác dụng ức chế sự sinh sôi của HIV và qua đó làm giảm nguy cơ lây truyềnHIV từ người nhiễm HIV sang người khác qua quan hệ tình dục tới 96%.

– Khi xét nghiệm và biết tình trạng nhiễm HIV sớm,người nhiễm sẽ được điều trị HIV kịp thời, giúp giảm chi phí thuốc men, chi phíkhám chữa bệnh và chi phí nằm viện, trong khi người nhiễm HIV lại sống khỏe mạnh,dài lâu, có thể lao động, học tập như những người khác. Nhiều nghiên cứu cũngchỉ ra rằng người nhiễm HIV nếu được điều trị sớm và tuân thủ điều trị sẽ có tuổithọ tương đương với người không nhiễm HIV.

– Hiện nay Bộ Y tế đã có hướng dẫn điều trị ARV ngaykhi phát hiện nhiễm HIV không phụ thuộc vào số lượng tế bào CD4 hay giai đoạnlâm sàng, do vậy khi một người được xét nghiệm và phát hiện sớm nhiễm HIV sẽ đượcđiều trị ARV kịp thời.

Nhiều người nhiễm HIV vẫn chưa biết tìnhtrạng nhiễm HIV

Mặc dù xét nghiệm HIV quan trọng như vậy, nhưng nhiềungười nhiễm HIV vẫn chưa biết tình trạng nhiễm HIV. Theo ước tính, Việt Nam hiệncó khoảng 250.000 người nhiễm HIV hiện còn sống, tuy nhiên chỉ có khoảng gần200.000 người nhiễm HIV được quản lý.

Như vậy vẫn còn hơn 50.000 người nhiễm HIV chưa biếttình trạng nhiễm HIV. Họ sẽ có thể “vô tình” là nguồn lây nhiễm HIV cho cộng đồngdo không được tư vấn và tiếp cận các dịch vụ dự phòng, họ cũng không được tiếpcận các dịch vụ điều trị ARV sớm để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân họ vàlàm giảm lây truyền HIV ra cộng đồng.

Cũng dựa trên ước tính trên, hiện Việt Nam mới chỉcó gần 80% người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình, trong khi chỉcòn 3 năm để đạt tới mục tiêu 90% thứ nhất, đó là khoảng cách lớn cần sự nỗ lựccủa mỗi cá nhân và cả cộng đồng.

Dịch vụ xét nghiệm HIV đã được triểnkhai rộng khắp cả nước

Hiện nay hầu hết các cơ sở y tế đều đã có thể xétnghiệm sàng lọc để phát hiện sớm lây nhiễm HIV. Theo báo cáo, cả nước có khoảnghơn 1.000 cơ sở y tế có khả năng xét nghiệm sàng lọc HIV.

Ngoài các cơ sở y tế, xét nghiệm HIV tại cộng đồngthông qua các cán bộ y tế thực hiện lưu động hoặc do các nhân viên tiếp cận cộngđồng (là những người không chuyên) được hướng dẫn, tập huấn cũng có thể thực hiệnxét nghiệm sàng lọc HIV.

Với kỹ thuật ngày càng đơn giản, hiện nay người cónhu cầu xét nghiệm HIV có thể tự thực hiện qua lấy máu đầu ngón tay để xét nghiệmhoặc tự xét nghiệm bằng dịch miệng.

 Chỉ khi cácxét nghiệm sàng lọc này nghi ngờ mới cần xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV tạicác phòng xét nghiệm khẳng định được Bộ Y tế cho phép khẳng định nhiễm HIV.