Khởi động chiến dịch: “Không phát hiện = Không lây truyền”

>>> Tham khảo bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

Chiều ngày 13/12, Sở Y tế Hải Phòng phối hợp với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát bệnhdịch Hoa Kỳ (CDC), tổ chức khởi động chiến dịch: “Không phát hiện = Không lây truyền”.

Đây là một phát hiện khoa học, có ý nghĩa tích cực liên quan đến giảm kỳ thị và phân biệt đối xử trong cán bộ y tế, cộng đồng và đặc biệt khuyến khích người có hành vi, nguy cơ cao chủ động xét nghiệm HIV sớm và người nhiễm HIV tiếp cận điều trị bằng thuốc ARV sớm, tuân thủ điều trị và giảm kỳ thị. Chiến dịch “K=K” thu hút một lượng đông đảo khách tham dự là đội ngũ các y, bác sĩ … và sinh viên trường Đại học Y Dược Hải Phòng.

TS.BSCKII Phạm ThuXanh – Giám đốc Sở Y tế Hải Phòng cho biết: “Hiện nay, trên địa bàn TP, chỉcòn 5.858 ca nhiễm HIV, trong đó có 3.991 ca đang được điều trị bằng ARV tại 16c ơ sở, chiếm tỷ lệ 84%. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ này về đích 90%. Hải Phòng đã tổ chức đấu thầu, mua thuốc ARV từ nguồn BHYT và hướng dẫn các cơ sở điều trị lập kế hoạch tiếp nhận, quản lý, sử dụng thuốc. Mặt khác, hỗ trợ, đồng chi trả cho bệnh nhân khám chữa bệnh bằng BHYT.

Hải Phòng là địa phương đầu tiên triển khai chương trình tiếp nhận thuốc ARV từ nguồn BHYT cho bệnh nhân HIV/AIDS và tích cực tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế; Cục Phòng chống HIV/AIDS…,tạo mọi điều kiện để người bệnh được tiếp cận và điều trị hiệu quả”. Địa phương xác định giải quyết vấn đề kỳ thị cùng với việc xét nghiệm HIV sớm, mở rộng điều trị ARV là yếu tố then chốt giúp thành phố sớm kết thúc đại dịch AIDS. Sự lan tỏa thông điệp “K=K” trong cộng đồng là một phần trong các mục tiêu lớn mà đối tượng được tập trung là những người sống chung với người nhiễm HIV; những người đang quan hệ tình dục đồng tính.

PGS. TS. Phạm Đức Mạnh – Phó Cục trưởng Cụ cPhòng, chống HIV/AIDS thông tin, một trong những thành quả đáng ghi nhận của Việt Nam là chất lượng điều trị HIV/AIDS mà trong đó, chỉ số quan trọng là tải lượng virus HIV trong máu, với 2 ngưỡng:<1.000 copy/ml được coi là ngưỡng “Ức chế”; <200 copy/ml máuđược coi là người “không phát hiện” Bằng chứng khoa học trên thế giới gần đây đã chứng minh: Người nhiễm HIV có tải lượng Virus HIV trong máu dưới ngưỡng không phát hiện thì không có khả năng lây nhiễm HIV cho người khác qua đường tình dục, gọi tắt là “K=K”.

Ngoài sứ mệnh chính là đào tạo cán bộ y tế,nghiên cứu khoa học và chăm sóc bệnh nhân, cộng đồng, trường ĐH Y Dược HảiPhòng còn phối hợp với các đối tác trong nước và quốc tế triển khai về dự án phụcvụ bệnh nhân HIV/AIDS và điều trị thay thế chất dạng thuốc phiện bằngmethadone; dự án nghiên cứu DRIVE (ma túy và bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam) vàDRIVE-C, DRIVE-Mind để tiếp cận dự phòng kết hợp nhằm chấm dứt dịch HIV và viêmgan trên người tiêm chích tại Hải Phòng.

PGS. TS. Phạm Minh Khuê – Phó Hiệu trưởng trường Đâị học Y dược Hải Phòng trăn trở: “Để thực sự giảm được lây nhiễm HIV bằng điều trị thuốc ARV chúng ta cần có tiếp cận tốt với điều trị, tuân thủ điều trị và vấn đề làm thế nào để có thể tiếp cận nhanh và hiệu quả với các loại hình xét nghiệm tải lượng virus, vấn đề đồng nhiễm VGC…”

Hội nghị cũng được lắng nghe ý kiến của đại diện cộng đồng người nhiễm HIV tâm sự về việc phát hiện HIV và điều trị ARV, đó là trường hợp hai vợ chồng không đồng nhiễm  HIV mặc dù phát hiện mắc HIV từ năm 2006, song nhờ tuân thủ điều trị, hai vợ chồng vẫn sống khỏe mạnh, thậm chí còn sinh thêm 1 con chung hoàn toàn khỏe mạnh vào năm 2014 và phát triển kinh tế gia đình.

Tại lễ khởi động, Sở Y tế Hải Phòng cam kết và quyết tâm thực hiện các mục tiêu chiến dịch “K=K” và chỉ đạo sát sao các đơn vị cấp dưới trong việc tăng cường công tác xét nghiệm HIV, tạo điều kiện cho bệnh nhân tiếp cận điều trị ARV và theo dõi tải lượng virus thường quy và kêu gọi cộng đồng hãy tích cực tham gia chiến dịch “K=K” bằng những hoạt động thiết thực, cụ thể để tiến tới thanh toán đại dịch AIDS vào năm 2030.

 

Việt Tuấn