Trong giai đoạn tới, viện trợ quốc tế cho phòng, chống HIV/AIDS bị cắt giảm,nguồn lực trong nước còn hạn chế, do đó các hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS gặpnhiều khó khăn. Nhằmtăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, hướng đến mục tiêu 90-90-90 vàonăm 2020 và tiếntới kết thúc dịch AIDS tại Việt Nam.
Thực hiện công vănsố 2302/BYT-AIDS ngày 04 tháng 5 năm 2017 của Bộ Y tế và công văn chỉ đạo số2314/VP-VXNC ngày 01 tháng 6 năm 2017 củaUBND thành phố Hải Phòng về việc tăng cường công tác truyền thông phòng, chốngHIV/AIDS năm 2017 và các năm tiếp theo. Sở Y tế, cơquan thường trực phòng, chốngHIV/AIDS xây dựng kếhoạch tăngcường triển khai công tác truyền thông phòng, chống HIV/AIDS trong tình hìnhmới với nội dungsau:
I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
A. Mụcđích
Nâng cao nhận thức, kiến thức của các cấp lãnh đạo và người dân về côngphòng, chống HIV/AIDS, góp phần đạt được mục tiêu 90-90-90 (90% người nhiễm HIV biếtđược tình trạng nhiễm của bản thân; 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV; 90% người nhiễm HIVđiều trị ARV có tảilượng virus dưới ngưỡng lây truyền), khốngchế tỷ lệnhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3%, giảm tác động của HIV/AIDS đối vớisự phát triển kinh tế xã hội.
B. Yêu cầu
1. Tăng cường truyền thông vận động nhằmtạo được sự đồng thuận, ủnghộ và tham gia của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp, các tổ chứcchính trị – xã hội, các Sở,ngành liên quan trong việc xây dựng, phổ biến và thực thi chủ trương của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống HIV/AIDS.
2. Đa dạng hóa các hình thức và đổi mới phương thức thực hiện hoạt độngtruyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS. Lồng ghép các hoạt động truyền thông vào các cấu phầnphòng, chống HIV/AIDS bao gồm dự phòng và điều trị HIV/AIDS giúp nâng cao nhậnthức cộng đồng, chống kỳ thị phân biệt đối xửvới người nhiễmHIV/AIDS, thay đổi hành vi nguy cơ cao ởnhóm người có hành vi nguy cơ cao; quảng bá các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS,thúc đẩy mọi người chủ động phòng, chống HIV/AIDS.
3. Nâng cao kiến thức và kỹnăng truyền thông cho đội ngũ nhữngngười làm truyền thông phòng, chống HIV/AIDS. Sử dụng tất cả các lực lượng cộngtác viên các ban ngành, đơn vị tham gia truyền thông phòng, chống HIV/AIDStrong đó lấy lực lượng cán bộ y tế nói chung và y tế xã, phường, cộng tác viên làmnòng cốt trong triển khai các hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS.
4. Tăng cườnghuy động các nguồn lực đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDSnhất là nguồn kinh phí địa phương, các đơn vị và doanh nghiệp cũng như lồngghép các hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS vào các chương trìnhtruyền thông giáo dục sứckhỏe khác.
II. MỤC TIÊU VÀ ĐỐI TƯỢNG
A. Mục tiêu
Ngoài việc góp phần thực hiện các mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020, khống chếtỷ lệ nhiễmHIV trong cộng đồng dân cư ở mức dưới 0,3%, giảm tác động của dịch HIV với phát triển kinh tế, xã hộicùng như các mục tiêu cụ thể trong từng lĩnh vực dự phòng và điều trị HIV/AIDSthì truyềnthông phòng, chốngHIV/AIDS giai đoạn tới cần đạt được các mục tiêu sau:
– Tăng tỷ lệ người dân trong độ tuổi từ 15 đến 49 tuổi có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDSlên 80% vào năm 2020;
– Tăng tỷ lệ người dân không kỳ thị, phân biệt đối xử với ngườinhiễmHIV lên 80% vào năm 2020.
– 100% Ủy ban nhân dân các cấp có ban hành văn bản chỉ đạo, kế hoạch, bốtrí ngân sách hàng năm về công tác phòng, chống HIV/AIDS.
B. Đối tượngtiếp cận truyền thông
Truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS là cần thiết cho mọi đối tượng, tuynhiên cần tập trung vào các đối tượng sau:
1. Đối tượng ưu tiên truyền thông
– Người nghiện ma túy;
– Người nhiễm HIV;
– Người có quan hệtình dục đồng giới;
– Người bán dâm, mua dâm;
– Người có quan hệ tình dục với các đối tượng trên;
2. Đối tượng khác
– Phụ nữ trongđộ tuổi sinh đẻ, bao gồm phụ nữ mang thai;
– Gia đình có người nhiễmHIV;
– Người sống ởvùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
– Người thuộc nhóm người di biến động;
– Lãnh đạo đảng, chính quyền địa phương các cấp.
III. NỘI DUNG VÀ HOẠT ĐỘNG
A. Nội dung
1. Các nộidung ưu tiên truyền thông đối với nhóm có hành vi nguy cơ cao vàngười nhiễm HIV
– Dự phòng sớm lây nhiễmHIV như tình dục an toàn, sử dụng các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dựphòng lây nhiễm HIV: Sử dụng bơm kim tiêm sạch, Bao cao su, chất bôi trơn vàđiều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.
– Lợi ích của xét nghiệm sớm HIV định kỳ; lợi ích của tự xét nghiệm và xétnghiệm HIV tại cộng đồng
– Quảngbátính sẵn có của các dịch vụ dự phòng và điều trị HIV/AIDS.
– Lợi ích tiếp cận điều trị sớm thuốc kháng vi rút; dự phòng lây truyền HIVtừ mẹ sang con; tuân thủ điều trị thuốc kháng vi rút.
– Lợi ích, sự cần thiết và cách tham gia bảo hiểm y tế cho ngườinhiễmHIV.
2. Các nội dung ưu tiên truyền thông đối với nhóm cộngđồng người dân nói chung
– Các kiến thức cơ bản về HIV/AIDS: Nguyên nhân, đường lây truyền HIV, cácđường không lây truyền HIV, các biện pháp tự dự phòng lây nhiễm HIV
– Chốngkỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
3. Các nội dung ưu tiên đối với nhóm lãnh đạo, quản lýchương trình
– Sự cần thiết đầu tư và đảm bảo tính bềnvững cho chương trình phòng, chống HIV, cho điều trị HIV (thuốc ARV) và lợi íchcủa điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện;
– Hậu quả của đại dịch HIV/AIDS đối với sức khỏe,tính mạng con người và sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước;
– Đường lối, chủ trương của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS.
– Bảo hiểm y tế cho người nhiễmHIV.
B. Các hoạt động chủ yếu
1. Các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức ngườidân nói chung
1.1. Truyền thông đại chúng
– Tổ chức sản xuất và phổ biến các tin, bài, chương trình, chuyên đề,chuyên mục, phóng sự, phim ngắn, quảng cáo về phòng, chống HIV/AIDS … trêncác phương tiện thông tin đại chúng các cấp như Đài phát thanh truyền hình Hải Phòng, Báo Hải Phòng, Báo An ninh Hải Phòng,các Đài phát thanh quậnhuyện, cũngnhư hệ thống truyền thanh xã, phường.
– Sử dụng các trang thông tin điện tử của hệ thống ngành y tế và các cơquan đơn vị như một kênh thông tin chính thức cung cấp tin tức, kiến thức vàtài liệu phục vụ cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS. Mở rộng truyền thông phòng, chống HIV/AIDS quacác mạng xã hội (Facebook, Fanpage….);
– Định kỳ cung cấp thông tin cho đội ngũ phóng viên viết về HIV/AIDS đểđịnh hướng và cung cấp thông tin thông qua tổ chức gặp mặt báo chí/họp báo,giao ban, tập huấn, tổ chức đi thực địa hoặc gửi thông tin trực tiếp tới cácphóng viên.
– Sản xuất nhân bản các tài liệu truyền thông dưới các hình thức thích hợp, chuyển chocác cơ sở cung cấp dịch vụ, các tuyên truyền viên, cộng tác viên truyền thôngphòng, chống HIV/AIDS để phân phối cho các đối tượng đích.
1.2. Truyền thông trực tiếp và truyền thông nhân sự kiện
– Đào tạo về truyền thông cho cán bộ truyền thông viên các cấp (chú ý tuyếnxã và thôn bản);
– Tổ chức truyền thông cá nhân và truyền thông nhóm về HIV/AIDS tại giađình và cộng đồng. Lấy lực lượng y tế xã và thôn bản làm nòngcốt, giao nhiệm vụ và định kỳ kiểm tra, giám sát kết quả và hiệu quả các hoạtđộng truyền thông.
– Lồng ghép và đẩymạnh truyền thông, tư vấn qua cơ sở cung cấp dịch vụ y tế nhất là các cơ sởcung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS;
– Tổ chức truyền thông nhân sự kiện, đặc biệt là Tháng hành động quốc giaphòng, chốngHIV/AIDS, Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS,Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từmẹ sang con và các sự kiện khác tại các địa phương đơn vị.
2. Các hoạt động truyền thông với nhóm người có hành vinguy cơ cao(người sử dụng ma túy, người mua bán dâm, nam có quan hệ tình dục đồng giới, ngườichuyển giới)
– Tiếp tục triển khai các hoạt động truyền thông về lợi ích tiếp cận sớmcác dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV,xét nghiệm HIV định kỳ, can thiệp giảmhại như bơm kim tiêm sạch, bao cao su, Điều trị nghiện các chất dạng thuốcphiện bằngthuốcthay thế thông qua tiếp cận cộng đồng (độingũ tuyên truyền viên đồng đẳng/nhân viên tiếp cận cộng đồng, cộng tác viên,chú trọng lồng ghép sử dụng đội ngũ công tác viên, y tế thôn).
– Xây dựng các chiến dịch truyền thông kết hợp với cung cấp dịch vụ như tưvấn xét nghiệm tại cộng đồng cho vùng núi, vùng sâu, vùng xa.
3. Các hoạt động truyền thông với người nhiễm HIV
– Triển khai các hoạt động tiếp cận cộng đồng đảm bảo kết nối chuỗi cungứng dịch vụ liên tục từ tư vấn xét nghiệm – điều trị và tuân thủ điều trị.
– Lồng ghép các hoạt động truyền thông trong hoạt động nhóm chăm sóc và hỗ trợ tại nhàvà cộng đồng;
– Duy trì hoạt động kết nối dịch vụ giữacác phòng tư vấn xét nghiệm và các cơ sở khép kín – cộng đồng
– Quảng bá dịch vụ điều trị ARV, lợi ích điều trị ngay khi phát hiện nhiễmHIV qua các kênh đại chúng, website,mạng xã hội…
– Đẩy mạnh truyềnthông về chăm sóc, điều trị, bảo hiểm y tế với người nhiễm HIV thôngqua hoạt động của các nhóm người nhiễm, các tổ chức dựa vào cộng đồng.
4. Các hoạt động truyền thông với các nhóm lãnh đạo cáccấp (vận động)
– Xây dựng và phổ biến các tài liệu vận động, tờ thông tin cho lãnh đạo các cấpủy đảng, chính quyền, đoàn thể cam kết đầu tư cho chương trình phòng, chốngHIV/AIDS và tham gia các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổihành vi phòng, chống HIV/AIDS;
– Tổ chức các hội nghị, diễn đàn vận động chính sách với các cơ quan, banngành nhằm đạt được sự đồng thuận và ủnghộ cho các chương trình phòng, chống HIV/AIDS.
– Ban hành các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân và cơ quan chính quyềncác cấp, các ngành trong việc triển khai, tổ chức, thực hiện các hoạt độngthông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDStrên các địa bàn, chú trọng các đối tượng ưu tiên và địa bàn ưu tiên;
– Phát huy vai trò của các tổ trưởng dân phố, trưởng cụm dâncư, trưởngthôn, các chức sắctôn giáo, người cao tuổi, người có uy tín ở cộng đồng trong việc tổ chức và vậnđộng nhân dân tham gia các hoạt động thông tin, giáo dục phòng, chống HIV/AIDSvà thực hiện đời sống văn hóa trên các địa bàn dân cư;
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Từ năm 2016, Dự án phòng, chống HIV/AIDS thuộc chương trình mục tiêu y tếdân số khôngbố trí kinh phí riêng cho các hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS.Do vậy các địa phương cần ưu tiên bố trí nguồn kinh phí từ các nguồn sau chochương trình truyền thông phòng, chốngHIV/AIDS; Căncứ mục tiêu, nhiệm vụ và kinhphí đã được giao, tình hình dịch HIV, các dịch vụ phòng,chống HIV trên địa bàn, nguồn lực hiện có để triển khai hoạt động truyền thôngphòng, chống HIV/AIDS và công tác phòng, chống HIV/AIDS có hiệu quả.
Nguồn kinh phí baogồm:
– Kinh phí sự nghiệp y tế được phân bổcho các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe của địa phương;
– Kinh phí truyền thông từ Chương trình mục tiêu y tế – dân số giai đoạn2016 – 2020 theo phê duyệt của Chính phủ và Bộ Y tế;
– Kinh phí từ Đề án đảm bảo tài chính phòng, chống HIV/AIDS của thành phố.
– Kinh phí huy động từ các doanh nghiệp cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
– Kinh phí huy động từ các dự án và nguồn hợp pháp khác.
V. TỔ CHỨC THỰCHIỆN
Trên cơ sở kếhoạch tăng cường công tác truyền thông phòng, chống HIV/AIDS,Sở Ytế, cơ quan thường trực phòng, chốngHIV/AIDS đề nghị thànhviên Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn matúy, mại dâm thànhphố; Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn matúy, mại dâm các quậnhuyện chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, phối hợp với cácđơn vị y tế tăngcường triển khai công tác truyền thông phòng, chống HIV/AIDS trong tình hìnhmới và định kỳ báo cáo kết quả về SởY tế trước ngày 15tháng 12 hàng năm, để tổng hợp báo cáoUBND thành phố và Bộ Y tế.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghịliên hệ: Sở Y tế HảiPhòng, số 38 Lê Đại Hành, Hồng Bàng Hải Phòng./