Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Chỉ cần một vài tác động nhỏ từ môi trường là bé có thể bị ngạt mũi, sổ mũi, thậm chí là viêm mũi. Lúc này, mẹ cần phải thường xuyên làm sạch mũi cho bé để bé không còn khó chịu và hít thở dễ dàng. Dưới đây là một vài cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi cực an toàn tại nhà mà mẹ nên biết.
Mục lục:
Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bằng nước muối sinh lý
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý là cách đơn giản nhất mẹ có thể áp dụng ngay tại nhà cho bé. Trước khi tiến hành rửa mũi, mẹ nên chuẩn bị những điều sau:
- Hãy để bé nằm yên trên giường, nghiêng đầu sang một bên.
- Kê cao đầu bé bằng khăn mỏng nhưng lưu ý không nên kê quá cao vì nước muối có thể chảy ngược ra ngoài.
- Mẹ có thể lót thêm khăn ở cổ cho bé vì trong quá trình rửa mũi, nước muối có thể chảy ra.
Sau khi đã chuẩn bị xong, mẹ sẽ tiến hành rửa mũi bằng cách đưa đầu thuốc vào mũi bé và nhỏ khoảng 1-2 giọt. Mẹ hãy chờ cho chất nhầy loãng ra rồi dùng tăm bông nhẹ nhàng thấm hút hết chất dịch bên trong mũi.
Nếu dịch mũi vẫn còn ứ nhiều bên trong thì mẹ có thể tiếp tục nhỏ mũi cho đến khi mũi bé thông thoáng. Trong suốt quá trình, mẹ nên làm thật nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương lớp niêm mạc mũi của bé.
Mặc dù việc sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi cho bé là một trong những cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi khá an toàn. Tuy nhiên, mẹ không nên quá lạm dụng nước muối sinh lý vì:
- Việc sử dụng nước muối sinh quá quá nhiều dễ khiến mất đi lớp dịch tự nhiên mà mũi bé tiết ra để bảo vệ niêm mạc, khiến mũi bé trở nên khô rát, kích ứng và dễ bị viêm.
- Một số mẹ dùng nước muối sinh lý để vệ sinh cả mắt cho bé, điều này chỉ nên khi bé dưới 3 tháng tuổi. Bởi lúc này bé còn nhỏ, nước mắt tiết ra chưa đủ để rửa đi dịch dích từ cơ thể mẹ lúc sinh ra. Nhưng nếu mắt bé bình thường, việc vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý thường xuyên có thể khiến mắt bé bị khô, viêm giác mạc và ảnh hưởng đến thị lực của bé trong tương lai.
Dùng bóng hút để hút mũi cho bé
Khi bé tầm 1 tháng tuổi thì phương pháp này khá phù hợp. Trước hết, mẹ cần để cho bé nằm ngửa, hướng lên trần nhà. Mẹ có thể nhờ người giữ bé ở tư thế này để bé không ngọ nguậy trong quá trình rửa mũi. Mẹ lưu ý cần để cho bé nằm đúng tư thế để tránh bé bị đau, chảy máu và thậm chí là viêm tai giữa.
Khi bé đã nằm yên và đúng tư thế, mẹ hãy nhỏ 2-6 giọt muối sinh lý vào một bên lỗ mũi của bé và đợi một lát. Lúc này, mẹ hãy bóp xẹp quả bóng để đẩy hết khí ra bên ngoài, sau đó nhẹ nhàng đặt đầu ống hút vào mũi bé. Thả nhẹ nhàng, từ từ để hút dịch nhầy vào trong bóng hút. Lấy bóng hút ra, bóp để đẩy khí và dịch ra khỏi bóng, dùng giấy vệ sinh đầu ống rồi lại tiếp tục hút. Quá trình lặp lại cho đến khi hút ra chỉ thấy nước trong.
Mẹ lưu ý tuyệt đối không bóp khí vào mũi bé, xả khí của bóng trước khi cho vào mũi bé để tránh nước muối chảy sâu vào bên trong khiến bé bị sặc.
Rửa mũi cho bé bằng dụng cụ hút mũi 2 nòng
Với cách mẹ cũng dùng lực hút dịch mũi nhưng khác là sẽ dùng miệng để hút thông qua hệ thống dây dẫn một chiều. Dụng cụ hút có 2 đầu, một đầu mẹ sẽ cho vào mũi bé, một đầu đưa lên miệng để hút dịch. Với cách này, bé rất dễ hoảng sợ và giãy dụa nên mẹ cần thận trọng khi hút cho bé. cách này không được khuyến khích khi bé còn quá nhỏ.
Một vài lưu ý dành khi sử dụng các cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
Việc rửa mũi cho bé là một điều cần thiết để mũi được thông thoáng. Nhưng không phải ai cũng biết cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi an toàn. Dưới đây là những lưu ý cho mẹ khi rửa mũi cho bé để việc rửa mũi mang lại hiệu quả lớn nhất.
Tần suất rửa mũi cho bé
Nếu bé bị viêm đường hô hấp, cần lấy dịch ra khỏi mũi để hô hấp dễ dàng thì mẹ cũng chỉ nên thực hiện tối đa 3 lần/ ngày. Còn nếu hô hấp của bé bình thường, không có những biểu hiện đáng lo ngại như: thở khò khè, nghẹt mũi,.. thì mẹ chỉ nên rửa khoảng 2-3 lần/ tuần. Việc rửa mũi thường xuyên không phải là tốt bởi nó có thể khiến mũi bé mất đi lớp bảo vệ tự nhiên, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập.
Lựa chọn đúng thời điểm để rửa mũi cho bé
Lựa chọn thời điểm rửa mũi cho bé cũng là một phần khá quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hút dịch. Các chuyên gia sức khỏe khuyến nghị: mẹ nên rửa mũi cho bé vào thời điểm trước khi cho bé ăn hoặc trước khi cho bé đi ngủ.
Mẹ tuyệt đối không rửa mũi cho bé ngay sau khi bé vừa ăn xong thì có thể gây nôn trớ. Mẹ cũng không nên vệ sinh mũi cho bé khi bé đang ngủ vì nước muối rất dễ ứ đọng bên trong và chảy đến các cơ quan khác như tai, họng.
Lựa chọn dung dịch rửa mũi an toàn cho bé
Trên thị trường có vô số loại dung dịch vệ sinh mũi cho bé, mẹ cần tìm loại chính hãng, an toàn. Đồng thời, ở mỗi độ tuổi khác nhau, bé sẽ cần những loại dung dịch vệ sinh mũi khác nhau nên mẹ cần lưu ý để lựa chọn được loại phù hợp nhất. Để cho an toàn, mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng cho bé.
Đảm bảo an toàn vệ sinh
Bên cạnh việc rửa mũi đúng cách thì mẹ cũng lưu ý đảm bảo vệ sinh khi rửa mũi cho bé. Mẹ nên rửa sạch tay với xà phòng trước khi hút mũi cho bé. Và đảm bảo các dụng cụ vệ sinh mũi cũng được rửa sạch và khử trùng trước khi dùng. Sau khi dùng, mẹ cũng nên vệ sinh lại dụng cụ hút mũi và bảo quản nơi khô ráo, tránh bụi bẩn bám vào.
Nếu sau khi rửa mũi, bé vẫn không hết các triệu chứng ngạt mũi, thở khò khè,… thì mẹ nên đứa bé đi khám bác sĩ để có những biện pháp hữu hiệu hơn. Mong rằng qua bài viết này, mẹ đã có thêm cho mình những cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi phù hợp và an toàn.