Sâu răng trẻ em: Nguyên nhân và cách phòng tránh, điều trị

>>> Tham khảo bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

Trẻ em làlứa tuổi thường gặp những vấn đề về răng miệng do răng còn yếu, chưa hoàn hiện, trong đó hiện tượng phổ biến nhất là sâu răng. Do đó sâu răng ở trẻ em là vấn đề mà rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Sâu răng ở trẻ em là gì? Tại sao trẻ em bị sâu răng? Cách điều trị như thế nào? Phòng ngừa sâu răng ra sao?…Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó đồng thời cung cấp những thông tin cơ bản,chính xác về tình trạng này để có thể giúp trẻ em ngăn ngừa sâu răng, điều trị sâu răng kịp thời, đúng cách và hiệu quả.

saurangtreem

Sâu răng ở trẻ em là gì?

Sâu răng là một bệnh lý nha khoa rất phổ biến, là tình trạng men răng – bề mặt cứng bên ngoài cùng của răng bị tổn thương hoặc phá vỡ. Mặc dù là bệnh lý phổ biến, ai cũng có thể gặp phải nhưng trẻ em lại được cho là nhóm có nguy cơ bị sâu răng cao nhất.

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng sâu răng ở trẻ em?

Nguyên nhân của sâu răng là do vi khuẩn được hình thành trên mảng bám trên răng gây ra. Mảng bám trên răng được hình thành từ vụn thức ăn còn sót lại trên răng kết hợp với nước bọt và vi khuẩn tạo thành axit làm mòn men răng, dẫn đến sâu răng. Những loại thức ăn có chứa nhiều carbohydrate thường có trong sữa, soda, kẹo, bánh ngọt, nước hoa quả, ngũ cốc… là những loại thức ăn dễ tạo mảng bám trên răng nhất, làm tăng nguy cơ sâu răng. 

Răng của trẻ em thường là răng sữa,chưa phát triển hoàn thiện nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn gây bệnh. Hơn nữa, trẻ em vẫn còn chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh răng miệng nên nguy cơ sâu răng càng cao hơn. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sâu răng ở trẻ em.

Vệ sinh răng miệng không tốt

  • Chải răng không đúng cách: Trẻ em thường không thể tự thực hiện vệ sinh răng miệng tốt ở độ tuổi dưới 6. Vì thế, nếu không được người lớn giám sát, hướng dẫn thì trẻ sẽ vệ sinh răng miệng không đúng, khiến mảng bám tích tụ dần dần làm sâu răng 
  • Không xỉa răng hoặc không dùng chỉ nha khoa đúng cách: Thức ăn bám vào kẽ răng sẽ khó làm sạch kể cả sau khi chải răng, cần dùng chỉ nha khoa để làm sạch hết những vụn thức ăn đó. Tuy nhiên đối với trẻ em, việc dùng chỉ nha khoa sẽ khó khăn nên cần sự hỗ trợ của người lớn để có thể làm sạch răng hiệu quả 

Chế độ ăn uống không lành mạnh

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng. Trẻ em thường thích và ăn nhiều những đồ ăn có chứa nhiều cacbonhydrat như: kem, bánh ngọt, kẹo,, khoai tây chiên, bánh quy giòn… Việc này dẫn đến gia tăng hình thành mảng bám trên răng, tạo điều kiện cho sâu răng phát triển

Một số nguyên nhân khác

  • Tiết ít nước bọt: tiết ít nước bọt sẽ tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển và sinh sôi nhanh
  • Ngoài những nguyên nhân trên, sâu răng ở trẻ em cũng có thể là do bẩm sinh men răng yếu hơn bình thường, dễ bị tổn thương, phá huỷ. Từ đó dễ bị sâu răng

Các triệu chứng của sâu răng ở trẻ em là gì?

Các triệu chứng của sâu răng ở mỗi trẻ sẽ khác nhau, trong một số trường hợp sâu răng khó phát hiện vì không có triệu chứng có thể theo dõi bình thường, chỉ khi đến khám nha sĩ mới phát hiện ra. Dưới đây là những triệu chứng phổ biến nhất để nhận biết sâu răng ở trẻ em. Ở mỗi trẻ khác nhau lại có những triệu chứng khác nhau nên bố mẹ cần hết sức chú ý theo dõi để phát hiện và điều trị sâu răng cho trẻ kịp thời

  • Trên bề mặt răng xuất hiện những đốm màu trắng. Đây là dấu hiệu cho thấy men răng bắt đầu bị phá vỡ, là dấu hiệu ban đầu của sâu răng 
  • Trên răng xuất hiện lỗ sâu nhỏ li ti màu nâu nhạt 
  • Lỗ sâu nhỏ màu nâu trở nên sâu hơn, chuyển sang màu sẫm hơn, từ màu nâu sang màu đen 
  • Có cảm giác đau nhức,ê buốt ở vùng xung quanh răng
  • Trở nên nhạy cảm với một số loại thực phẩm, đặc biệt là đối với đồ ngọt, đồ chua đồ cay nóng, đồ lạnh

duong-gaysaurang

Cách điều trị sâu răng ở trẻ em như thế nào?

Dựa vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe cũng như mức độ nặng nhẹ của sâu răng ở trẻ em mà có những phương pháp điều trị khác nhau để vừa đảm bảo an toàn và vừa đem lại hiệu quả tốt nhất. 

Trám răng

Trong hầu hết các trường hợp, cách phổ biến nhất để điều trị đó là trám răng, hay còn được gọi là phục hình. Đây là phương pháp sử dụng miếng trám đặt vào vị trí bị tổn thương do sâu răng gây ra để thay thế.

Phương pháp trám răng được sử dụng phổ biến cho trẻ mới biết đi và những trẻ em có một hoặc nhiều lỗ sâu trên răng, kể cả với trẻ 1-2 tuổi. Phương pháp này có thể thực hiện cả trên răng vĩnh viễn và răng sữa của trẻ em.

Để thực hiện quá trình trám răng, trước hết nha sĩ sẽ loại bỏ vết sâu răng, sau đó sử dụng vật liệu trám, có thể là composite màu trắng để lấp những vị trí đó. Việc này có tác dụng phục hồi chức năng của răng và bảo tồn răng, kể cả đối với răng sữa

Mặc dù răng sữa sau này cũng sẽ bị thay thế vị trí bởi răng vĩnh viễn nhưng bảo tồn răng sữa vẫn vô cùng quan trọng bởi nếu không bảo tồn, răng sữa bị mất sớm hơn bình thường sẽ có thể khiến răng vĩnh viễn mọc không đúng cách, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và cả sức khoẻ. Hơn nữa, đối với trẻ em, răng sữa cũng có chức năng nhai và quan trọng hơn là có ảnh hưởng đến khả năng nói của trẻ.

Mão răng

Mão răng là phương pháp được sử dụng trong trường hợp sâu răng nặng. Bọc mão răng  thường có màu bạc. Phương pháp này cũng có tác dụng bảo tồn răng.

Nhổ răng

Đối với trường hợp răng sâu nặng hoặc bị nhiễm trùng, răng sữa có thể được chỉ định cần được nhổ bỏ. Như đã đề cập ở phần trên, răng sữa mất sớm sẽ ảnh hưởng đến cách mọc của răng vĩnh viễn. Vì thế, khi bắt buộc phải nhổ răng sữa, nha sĩ sẽ sẽ giữ cho khoảng trống được mở bằng chất duy trì khoảng trống để có thể giúp răng vĩnh viễn mọc lên được đúng cách.

Thực hiện nhổ răng sữa ở trẻ em là một quá trình có nhiều thách thức vì cơ thể của trẻ chưa hoàn thiện hết. Trong quá trình thực hiện, nha sĩ sẽ phải sử dụng những phương pháp gây mê đặc biệt (thuốc tê, oxit nitơ…) thậm chí dùng cả thuốc an thần để đảm bảo quá trình diễn ra an toàn nhất. 

Các cách giúp ngăn ngừa sâu răng ở trẻ em

Cách tốt nhất để ngăn ngừa sâu răng ở trẻ em chính là dạy trẻ cách vệ sinh răng miệng tốt. Bạn có thể tham khảo những việc làm đơn giản sau đây để giúp trẻ vệ sinh răng miệng, ngăn ngừa sâu răng:

  • Bắt đầu đánh răng cho trẻ ngay khi chiếc đầu tiên xuất hiện. Khi chiếc răng đầu tiên xuất hiện, nên đánh răng, lưỡi và nướu cho trẻ hai lần một ngày với kem đánh răng có chứa florua. 
  • Sử dụng đúng liều lượng kem đánh răng: dùng lượng nhỏ kem đánh răng, cỡ hạt gạo đối với trẻ nhỏ hơn 3 tuổi; sử dụng một lượng kem đánh răng bằng hạt đậu khi trẻ bắt đầu từ 3 tuổi.
  • Dùng chỉ nha khoa cho trẻ hàng ngày sau 2 tuổi.
  • Khi trẻ có khả năng tự phục vụ, người lớn cần hướng dẫn kĩ càng và giám sát chặt chẽ khi trẻ em đánh răng và dùng chỉ nha khoa để đảm bảo rằng chúng biết và làm đúng kỹ thuật và chải trong khoảng thời gian được khuyến nghị (khoảng 2-3 phút)
  • Chú ý chăm sóc răng miệng cả cho trẻ sơ sinh vì ngay cả khi trẻ chưa mọc răng, mầm bệnh vẫn có thể xuất hiện trong miệng của trẻ. Vì vậy, hãy chăm sóc răng miệng cho trẻ ngày từ khi còn sơ sinh bằng cách lau nướu của trẻ bằng khăn mềm sau mỗi lần cho ăn
  • Cho trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần

Ngoài ra, để ngăn ngừa sâu răng ở trẻ, người lớn cần theo dõi và xây dựng cho trẻ một thói quen ăn uống lành mạnh và cân bằng

  • Hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn nhẹ, có nhiều đường như: khoai tây chiên, kẹo, bánh quy, kem, bánh ngọt…Thay vào đó có thể lựa chọn những thực phẩm lạnh mạnh hơn để thay thế như: trái cây có lượng đường thấp (quả mâm xôi, quả việt quất,…), sữa chua, phô mai que, thanh granola,…
  • Trong chế độ ăn, bổ sung cho trẻ nhiều rau xanh, vitamin, thực phẩm chứa nhiều vitamin D, canxi để giúp răng phát triển khoẻ mạnh
  • Không dùng chung dụng cụ ăn uống, không làm sạch núm vú giả của trẻ bằng nước bọt của người lớn để ngăn ngừa việc truyền vi khuẩn từ miệng 
  • Nếu trẻ em phải sử dụng bình sữa trước khi đi ngủ, chỉ nên cho nước vào bình bởi nước trái cây hoặc sữa công thức có chứa đường có thể dẫn đến sâu răng

Hãy thường xuyên kiểm tra răng miệng tại SUNSHINE DENTAL CLINIC để được tư vấn hiệu quả nhất.